Chế độ phụ cấp trách nhiệm khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Chế độ phụ cấp phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ phải tuân thủ nguyên tắc quản lý nào?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định như sau:
"Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán
1. Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.
2. Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình."
Bên cạnh đó tại, Công văn 2939/BNV-TL năm 2005 quy định về mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:
+ Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.
+ Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức làm công việc đến đâu, thì sẽ được hưởng phụ cấp đến đó.
Trường hợp một người vừa làm kế toán vừa làm công tác văn thư thường xuyên, thì sẽ được hưởng chế độ phụ cấp kế toán và phụ cấp trách nhiệm của công tác văn thư là 0,2 tính theo lương tối thiểu.
Kế toán
Chế độ phụ cấp phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Theo đó, căn cứ tại Mục I Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định như sau:
"I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam."
Do đó, khi làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định trên thì được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định pháp luật.
Kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ phải tuân thủ nguyên tắc quản lý nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan."
Theo đó, người làm công tác văn thư phải thực hiện theo nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?