Chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát được thực hiện như thế nào?
- Chế độ kiểm tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện theo quy chế nào?
- Chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát được thực hiện như thế nào?
- Tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp do cơ quan nào quản lý?
Chế độ kiểm tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện theo quy chế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 72 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ kiểm tra
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm tra nghiệp vụ và việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự đối với Viện kiểm sát cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra toàn diện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền.
4. Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự trong phạm vi thẩm quyền.
5. Chế độ kiểm tra được thực hiện theo Quy chế công tác kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo đó, chế độ kiểm tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện theo quy chế công tác kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự (Hình từ Internet)
Chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 73 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chế độ hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát các cấp.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự đối với vụ án cụ thể.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền.
4. Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho công chức trong phạm vi thẩm quyền.
Như vậy, chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát được thực hiện như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát các cấp.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bồi dưỡng cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự đối với vụ án cụ thể.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền.
- Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự cho công chức trong phạm vi thẩm quyền.
Tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ theo 1 Điều 70 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Quản lý công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự
1. Viện kiểm sát các cấp quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình; Viện kiểm sát cấp trên quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
...
Như vậy, tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp sẽ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 6 nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhỏ hiện nay bao gồm những gì?
- Tóm tắt đại thắng mùa Xuân 1975 và ý nghĩa đại thắng mùa Xuân 1975? Đại thắng mùa Xuân năm 30 4 1975 có ý nghĩa như thế nào?
- Trả lương cho người lao động có phải ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp phá sản không? Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- Ngân hàng nhà nước có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Nhiệm vụ về hoạt động thông tin?
- Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?