Chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt được quy định ra sao? Đu đủ quả tươi hạng đặc biệt trong mỗi bao gói có cần phải cùng kích cỡ và chất lượng không?
Chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt được quy định ra sao?
Căn cứ tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10745:2015 quy định chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Đu đủ quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1 Hạng “đặc biệt”
Đu đủ quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Không có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2 Hạng I
Đu đủ quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ quả (bị thâm cơ học, đốm nám và/hoặc rám nắng). Tổng diện tích bị ảnh hưởng không được lớn hơn 10 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
2.2.3 Hạng II
Đu đủ quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép đu đủ quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm.
- khuyết tật về hình dạng;
- khuyết tật về màu sắc;
- khuyết tật về vỏ quả (bị thâm cơ học, đốm nám và rám nắng). Tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt quả.
- bị đốm nhẹ do dịch hại.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Không có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
Chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Cho phép sai số về chất lượng của đu đủ quả tươi hạng đặc biệt trong mỗi bao gói không đáp ứng yêu cầu hạng đó bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10745:2015 quy định như sau:
Sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
4.1 Sai số về chất lượng
4.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng đu đủ quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.
4.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng đu đủ quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
...
Theo đó, cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng đu đủ quả tươi hạng đặc biệt không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.
Đu đủ quả tươi hạng đặc biệt trong mỗi bao gói có cần phải cùng kích cỡ và chất lượng không?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10745:2015 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
5.1 Độ đồng đều
Đu đủ quả tươi trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, giống và/hoặc loại thương phẩm. Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc và độ chín phải đồng đều. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
5.2 Bao gói
Đu đủ quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách phù hợp. Vật liệu sử dụng bên trong bao bì phải mới2), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Đu đủ quả tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44- 1995, Amd. 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản đu đủ quả tươi. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được chứa tạp chất và mùi lạ.
Theo đó, đu đủ quả tươi hạng đặc biệt trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, giống và/hoặc loại thương phẩm.
Phần quả nhìn thấy được trên bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?