Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có được quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kết luận không?
Thanh tra quốc phòng hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động Thanh tra quốc phòng được quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc hoạt động Thanh tra quốc phòng
1. Tuân theo pháp luật; điều lệnh, điều lệ, các quy định của Quân đội; quy chế, chế độ, quy định của ngành Cơ yếu; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
3. Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên tiến hành độc lập.
Như vậy, theo quy định, Thanh tra quốc phòng hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân theo pháp luật; điều lệnh, điều lệ, các quy định của Quân đội; quy chế, chế độ, quy định của ngành Cơ yếu;
Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
(2) Không trùng lặp phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
(3) Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra;
Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên tiến hành độc lập.
Thanh tra quốc phòng hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra quốc phòng bao gồm những cơ quan nào?
Các cơ quan Thanh tra quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Tổ chức Thanh tra quốc phòng
1. Các cơ quan Thanh tra quốc phòng, bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra quốc phòng quân khu;
c) Thanh tra Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;
d) Thanh tra Cơ yếu;
đ) Thanh tra quân chủng;
e) Thanh tra Bộ đội Biên phòng;
g) Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh; Thanh tra quốc phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh);
h) Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương.
2. Tổ chức, biên chế, trang bị của Thanh tra quốc phòng các cấp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các chức danh khác đối với Thanh tra quốc phòng các cấp thực hiện theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Cơ quan Thanh tra quốc phòng các cấp có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, các cơ quan Thanh tra quốc phòng bao gồm:
(1) Thanh tra Bộ Quốc phòng;
(2) Thanh tra quốc phòng quân khu;
(3) Thanh tra Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;
(4) Thanh tra Cơ yếu;
(5) Thanh tra quân chủng;
(6) Thanh tra Bộ đội Biên phòng;
(7) Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh; Thanh tra quốc phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(8) Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương.
Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có được quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kết luận không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu được quy định tại Điều 15 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu
1. Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của quân khu; lãnh đạo, chỉ huy Thanh tra quốc phòng quân khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 14 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra, Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của quân khu.
2. Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tư lệnh quân khu về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi được Tư lệnh quân khu giao;
c) Yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của mình khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tư lệnh quân khu về quyết định của mình;
...
Như vậy, theo quy định, Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu được quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi được Tư lệnh quân khu giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?