Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải tuyên thệ khi nhậm chức hay không? Nội dung tuyên thệ?

Tôi có thắc mắc là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải tuyên thệ khi nhậm chức hay không? Nếu có thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ những nội dung gì? - câu hỏi của anh Giang (Hà Nội)

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải tuyên thệ khi nhậm chức hay không?

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Theo khoản 1 Điều 31 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 về Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định các chức danh phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp khi nhậm chức gồm:

Lễ tuyên thệ
1. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao.
...

Căn cứ quy định trên thì khi nhậm chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao.

Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được tiến hành theo trình tự như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 31 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 về Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định các chức danh phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp khi nhậm chức gồm:

Lễ tuyên thệ
...
3. Vị trí tuyên thệ là vị trí trang trọng của lễ đài. Đại biểu Quốc hội, người được mời tham dự, dự thính tại phiên họp đứng trang nghiêm chứng kiến Lễ tuyên thệ.
4. Lễ tuyên thệ được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Quân nhạc cử nhạc nghi lễ và đội tiêu binh vào vị trí;
b) Người tuyên thệ chào Quốc kỳ, tiến vào vị trí tuyên thệ và tiến hành tuyên thệ;
c) Sau khi tuyên thệ, người tuyên thệ phát biểu nhậm chức.

Theo quy định Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được tiến hành theo trình tự sau đây:

- Quân nhạc cử nhạc nghi lễ và đội tiêu binh vào vị trí;

- Người tuyên thệ chào Quốc kỳ, tiến vào vị trí tuyên thệ và tiến hành tuyên thệ;

- Sau khi tuyên thệ, người tuyên thệ phát biểu nhậm chức.

Lưu ý: Vị trí tuyên thệ là vị trí trang trọng của lễ đài. Đại biểu Quốc hội, người được mời tham dự, dự thính tại phiên họp đứng trang nghiêm chứng kiến Lễ tuyên thệ.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải tuyên thệ khi nhậm chức hay không?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải tuyên thệ khi nhậm chức hay không? Nội dung tuyên thệ? (Hình từ Internet)

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Theo Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.
Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
11. Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật này.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật này.
13. Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi cho hoạt động của các Tòa án nhân dân; quy định biên chế của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân.
15. Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
16. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chánh án tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quy định đối tượng được miễn án phí và lệ phí tòa án không?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm đúng không? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao lâu?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu hay bổ nhiệm? Chánh án có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm những chức danh nào?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao gồm có những ai? Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có hết nhiệm kỳ không?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu theo trình tự nào? Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của ai?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội được quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp Quốc hội không?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội đúng không?
Pháp luật
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được gia hạn có thời hạn sử dụng bao lâu?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình ai ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1,282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào