Chăn nuôi từ bao nhiêu đơn vị vật nuôi là chăn nuôi trang trại quy mô vừa? Chăn nuôi trang trại quy mô vừa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Chăn nuôi trang trại từ bao nhiêu đơn vị vật nuôi thì được xem là chăn nuôi trang trại quy mô vừa?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy mô chăn nuôi
...
2. Quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
...
Theo đó, chăn nuôi trang trại từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi được xem là chăn nuôi trang trại quy mô vừa
Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.
Chăn nuôi từ bao nhiêu đơn vị vật nuôi thì được xem là chăn nuôi trang trại quy mô vừa? Chăn nuôi trang trại quy mô vừa phải đáp ứng các điều kiện nào?(Hình ảnh từ Internet)
Chăn nuôi trang trại quy mô vừa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP, chăn nuôi trang trại quy mô vừa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi 2018 bao gồm:
- Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Chăn nuôi 2018;
- Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
- Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
- Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ theo các chỉ tiêu quy định tại Bảng nội dung đánh giá điều kiện chăn nuôi kèm theo Mẫu số 04.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
- Tần suất kiểm tra định kỳ là 03 năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc khi có tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
- Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến cơ quan kiểm tra.
- Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành các vùng để xác định mật độ chăn nuôi như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Mật độ chăn nuôi đối với các vùng
...
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành các vùng như sau để xác định mật độ chăn nuôi:
a) Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;
b) Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;
c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
d) Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;
đ) Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh;
e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
3. Mật độ chăn nuôi vùng áp dụng đối với địa phương thuộc từng vùng được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành các vùng như sau để xác định mật độ chăn nuôi như trên mật độ chăn nuôi vùng áp dụng đối với địa phương thuộc từng vùng được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?