Chặn lọc thông tin trên mạng được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi nào?
Chặn lọc thông tin trên mạng là gì?
Chặn lọc thông tin trên mạng được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.
Theo đó, chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.
Chặn lọc thông tin trên mạng là gì? (Hình từ Internet)
Chặn lọc thông tin trên mạng được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi nào?
Chặn lọc thông tin trên mạng được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố được quy định tại Điều 13 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Chặn lọc thông tin trên mạng
Chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:
a) Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
b) Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
c) Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.
Theo đó, chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:
- Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
- Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
- Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.
Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc thông tin trên mạng như thế nào?
Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc thông tin trên mạng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ
1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, cơ quan nghiệp vụ phải có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?