Chấm điểm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo các tiêu chí gì? Một vụ việc trợ giúp pháp lý được xem có chất lượng tốt phải đạt được bao nhiêu điểm?
Thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BTP (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo các nguyên tắc:
- Căn cứ tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch đánh giá chất lượng.
Trong đó xác định rõ phạm vi; tỷ lệ vụ việc, bảo đảm người thực hiện trợ giúp pháp lý có vụ việc được đánh giá; cách thức tiến hành đánh giá và các điều kiện cần thiết khác (nếu có) để thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thể hiện bằng văn bản.
- Khi thực hiện đánh giá chất lượng các vụ việc, cơ quan có thẩm quyền đánh giá có thể mời các Trợ giúp viên pháp lý, luật sư có kinh nghiệm, chuyên gia pháp luật tham gia đánh giá hoặc tư vấn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp.
Người được mời tham gia phải có ý kiến bằng văn bản đối với vụ việc được yêu cầu đánh giá.
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, trong đó xác định phạm vi; tỷ lệ vụ việc; cách thức tiến hành đánh giá, xác định và các điều kiện cần thiết khác (nếu có). Kết quả xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công được đánh giá thể hiện bằng văn bản.
Chấm điểm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo các tiêu chí gì? Một vụ việc trợ giúp pháp lý được xem có chất lượng tốt phải đạt được bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)
Chấm điểm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo các tiêu chí gì?
Chấm điểm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo Điều 16 Thông tư 12/2018/TT-BTP (Được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BTP) có hướng dẫn như sau:
Tiêu chí thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được dựa trên các tiêu chí và cơ cấu điểm sau đây:
1. Tiêu chí về trách nhiệm nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý (30 điểm)
a) Tuân thủ pháp luật, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan (10 điểm);
b) Giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin kịp thời về vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý (10 điểm);
c) Bảo đảm thời gian, tiến độ thực hiện vụ việc (10 điểm).
2. Tiêu chí về thực hiện trợ giúp pháp lý (60 điểm)
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu trợ giúp pháp lý và phạm vi được phân công (05 điểm);
b) Thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc (10 điểm);
c) Nghiên cứu và áp dụng đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm nội dung trợ giúp pháp lý đúng và phù hợp với pháp luật (20 điểm);
d) Tham gia các hoạt động tố tụng hoặc tham gia các hoạt động đại diện ngoài tố tụng để kịp thời có giải pháp bảo vệ bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (20 điểm);
đ) Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý (05 điểm).
3. Tiêu chí về sự hài lòng của người được trợ giúp pháp lý trên cơ sở ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích (10 điểm).
Một vụ việc trợ giúp pháp lý được xem có chất lượng tốt phải đạt được bao nhiêu điểm?
Tại Điều 17 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định như sau:
Xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Vụ việc chất lượng tốt: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 90 điểm trở lên.
2. Vụ việc chất lượng khá: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 70 đến dưới 90 điểm.
3. Vụ việc đạt chất lượng: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 50 đến dưới 70 điểm.
4. Vụ việc không đạt chất lượng: Vụ việc có tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc vụ việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý vi phạm điều cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Theo đó một vụ việc trợ giúp pháp lý được xem có chất lượng tốt phải đạt từ 90 điểm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?