Cậu, cháu ruột có được cùng ký tên trên chứng từ kế toán không? Những đối tượng nào không được làm kế toán theo quy định?

Cho tôi hỏi vị trí kế toán dược định nghĩa như thế nào? Trường hợp trong cơ quan nhà nước, 2 người có quan hệ cậu ruột và cháu ruột có được ký trên cùng 1 chứng từ kế toán không? Những đối tượng nào không được làm kế toán theo quy định? Bố trí công việc kế toán cho người không được làm kế toán thì bị xử lý thế nào? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn

Kế toán phụ trách những công việc nào?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về vị trí kế toán như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động."

Theo đó, người phục trách công việc kế toán là kế toán viên được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Kế toán 2015 như sau:

Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.

Ai không được làm kế toán? Cậu, cháu ruột có được cùng ký tên trên chứng từ kế toán không?

Tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định về những người không được làm kế toán, bao gồm:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán 2015, cụ thể:

+ Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo quy định trên, quan hệ giữa cậu ruột và cháu ruột không thuộc trường hợp bị cấm nêu trên nên không có hạn chế về vị trí kế toán làm việc tại cùng một cơ quan và có thể được cùng ký tên trên một chứng từ kế toán.

 Cậu cháu có được cùng ký tên trên một chứng từ kế toán không?

Cậu cháu có được cùng ký tên trên một chứng từ kế toán không?

Bố trí công việc kế toán cho người không được làm kế toán thì bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bố trí người làm kế toán như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán.

Theo đó, đối với hành vi vi phạm này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, công việc kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Khi thực hiện hoạt động kế toán, cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động này cần lưu ý các trường hợp không được làm kế toán theo quy định. Theo đó, quan hệ giữa cậu ruột và cháu ruột không thuộc trường hợp bị cấm nên có thể làm kế toán tại cùng một cơ quan và có thể được cùng ký tên trên một chứng từ kế toán. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Kế toán Tải trọn bộ các quy định về Kế toán hiện hành
Chứng từ kế toán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chứng từ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không?
Pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào? Nguyên tắc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế trong kế toán theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung nào? Chứng từ kế toán chi tiền có phải được duyệt?
Pháp luật
Chứng từ kế toán chưa có mẫu được lập như thế nào? Chứng từ kế toán chưa có mẫu có nội dung gì?
Pháp luật
Mẫu phiếu chi theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn điền mẫu phiếu chi?
Pháp luật
Có được chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán đã lập trong Báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang Đồng Việt Nam không?
Pháp luật
04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn lập chứng từ thu, chi tiền mặt dưới dạng dữ liệu điện tử và thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử theo Công văn 2974/CTĐLA-TTHT?
Pháp luật
Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để lập báo cáo tài chính thì có cần lưu trữ tối thiểu 5 năm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế toán
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
3,467 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế toán Chứng từ kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế toán Xem toàn bộ văn bản về Chứng từ kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào