Cập nhật sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia là trách nhiệm của ai?
- Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải đáp ứng yêu cầu nào?
- Cập nhật sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia là trách nhiệm của ai?
- Sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được cập nhập theo quy trình nào?
Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải đáp ứng yêu cầu nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Cập nhật, khai thác sách, tài liệu pháp luật
...
2. Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được tra cứu, khai thác miễn phí và phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Đối với sách, tài liệu pháp luật không xuất bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn phải xác nhận, phê duyệt nội dung sách, tài liệu trước khi cập nhật;
b) Đối với sách, tài liệu pháp luật được xuất bản dưới dạng giấy hoặc điện tử thì cập nhật bản sách, tài liệu pháp luật đã được xuất bản. Đối với sách, tài liệu pháp luật có bản quyền thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải có các thông tin về tên sách, tài liệu pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì biên soạn; thời gian phát hành, hiệu lực văn bản; giới thiệu mục đích, nội dung chính của sách, tài liệu.
...
Theo đó, sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được tra cứu, khai thác miễn phí và phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Đối với sách, tài liệu pháp luật không xuất bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn phải xác nhận, phê duyệt nội dung sách, tài liệu trước khi cập nhật;
- Đối với sách, tài liệu pháp luật được xuất bản dưới dạng giấy hoặc điện tử thì cập nhật bản sách, tài liệu pháp luật đã được xuất bản. Đối với sách, tài liệu pháp luật có bản quyền thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải có các thông tin về tên sách, tài liệu pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì biên soạn; thời gian phát hành, hiệu lực văn bản; giới thiệu mục đích, nội dung chính của sách, tài liệu.
Tủ sách pháp luật (Hình từ Internet)
Cập nhật sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia là trách nhiệm của ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Cập nhật, khai thác sách, tài liệu pháp luật
...
3. Trách nhiệm cập nhật sách, tài liệu pháp luật
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương có trách nhiệm tổ chức cập nhật sách, tài liệu pháp luật do cơ quan và các đơn vị trực thuộc chủ trì biên soạn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cập nhật sách, tài liệu pháp luật do Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì biên soạn.
c) Những người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này có trách nhiệm phân công một cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện cập nhật sách, tài liệu pháp luật và quản lý dữ liệu thành phần theo chức năng, nhiệm vụ quản lý và quy định của Quyết định này.
...
Theo đó, trách nhiệm cập nhật sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia là của:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương có trách nhiệm tổ chức cập nhật sách, tài liệu pháp luật do cơ quan và các đơn vị trực thuộc chủ trì biên soạn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cập nhật sách, tài liệu pháp luật do Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì biên soạn.
- Những người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này có trách nhiệm phân công một cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện cập nhật sách, tài liệu pháp luật và quản lý dữ liệu thành phần theo chức năng, nhiệm vụ quản lý và quy định của Quyết định này.
Sách, tài liệu pháp luật trên các dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được cập nhập theo quy trình nào?
Tại khoản 4 Điều 8 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg quy định cụ thể về Quy trình cập nhật sách, tài liệu pháp luật như sau
- Rà soát, sử dụng sách, tài liệu pháp luật đã được xuất bản hoặc được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra, đối chiếu sách, tài liệu pháp luật đã số hóa với bản chính sách, tài liệu pháp luật đã được xuất bản hoặc được phê duyệt.
- Thực hiện cập nhật, đăng tải thông tin và đính kèm sách, tài liệu pháp luật đã được định dạng theo quy định trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia.
- Duyệt, đăng tải sách, tài liệu pháp luật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?