Cấp độ quy hoạch để thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có yêu cầu như thế nào theo quy định pháp luật?
Cấp độ quy hoạch để thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có yêu cầu như thế nào?
Yêu cầu về cấp độ quy hoạch để thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Trường hợp đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án thì áp dụng yêu cầu về quy hoạch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2024/NĐ-CP;
- Trường hợp Nhà nước sử dụng quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Nhà ở 2023 thì Nhà nước tổ chức lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này nếu các chỉ tiêu về nhà ở xã hội đã được xác định trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Trường hợp quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chưa xác định các chỉ tiêu về nhà ở xã hội trong dự án thì việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư mới cho dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được áp dụng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.
Cấp độ quy hoạch để thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có yêu cầu như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện như thế nào?
Đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 100/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Việc lập đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư được áp dụng thực hiện như quy định tại Điều 13 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn tài chính công đoàn thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập đề xuất đầu tư dự án.
Theo đó, đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện như sau:
- Việc lập đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân khi làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư được áp dụng thực hiện như quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn tài chính công đoàn thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập đề xuất đầu tư dự án.
06 hình thức phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở?
06 hình thức phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại Điều 30 Luật Nhà ở 2023 cụ thể như sau:
Hình thức phát triển nhà ở
1. Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở độc lập hoặc 01 cụm công trình nhà ở;
b) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp hoặc 01 cụm công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp;
c) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đồng bộ việc xây dựng nhà ở với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác phục vụ nhu cầu ở;
d) Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu nhà ở để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở;
đ) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở;
e) Dự án sử dụng đất kết hợp đa mục đích mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
2. Cá nhân phát triển nhà ở theo quy định tại Mục 5 Chương này.
Theo đó, 06 hình thức phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở, cụ thể như sau:
(1) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở độc lập hoặc 01 cụm công trình nhà ở;
(2) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp hoặc 01 cụm công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp;
(3) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đồng bộ việc xây dựng nhà ở với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác phục vụ nhu cầu ở;
(4) Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu nhà ở để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở;
(5) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở;
(6) Dự án sử dụng đất kết hợp đa mục đích mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?