Cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước sạch mấy lần trong một năm? Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gì đối với công tác kiểm tra chất lượng nước sạch sinh hoạt?
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng nước sạch cần thực hiện những công việc gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2018/TT-BYT có quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cụ thể như sau:
"Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1. Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cổng trụ sở) các nội dung sau:
a) Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu.
b) Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước.
c) Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước như sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước sạch; công khai thông tin chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
b) Lấy mẫu và thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kiểm thông báo bằng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kết quả ngoại kiểm gồm các thông tin sau đây:
- Tên đơn vị được kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này."
Từ những quy định trên có thể thấy, cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra chất lượng nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt cần thực hiện theo quy định trên.
Kiểm tra chất lượng nước sạch mấy lần trong một năm? (Hình từ Internet)
Cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước sạch mấy lần trong một năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 41/2018/TT-BYT có quy định tần suất thực hiện kiểm tra (ngoại kiểm) chất lượng nước sạch cụ thể như sau:
"Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
[...]
3. Tần suất thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch
a) Mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/01 năm.
b) Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước.
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
- Khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước.
- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan có thẩm quyền."
Theo đó, ngoài việc kiểm tra định kỳ 01 lần/01 năm thì cơ quan có thẩm quyền còn có thể kiểm tra đột xuất trong những trường hợp luật định.
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gì đối với công tác kiểm tra chất lượng nước sạch sinh hoạt?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 41/2018/TT-BYT về trách nhiệm của đơn vị cấp nước cụ thể như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm thi hành
[...]
7. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của Thông tư này.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp.
c) Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch:
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
- Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất.
- Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kỳ, đột xuất.
- Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.
- Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu).
- Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch.
- Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.
- Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
e) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo Mẫu số 05, Mẫu số 06 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này."
Như vậy, đơn vị cấp nước cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ những quy định về trách nhiệm của đơn vị mình cụ thể theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?