Căn hộ dịch vụ là gì? Căn hộ studio là gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ mới nhất hiện nay?
Căn hộ dịch vụ là gì? Căn hộ studio là gì?
Căn hộ dịch vụ là gì?
Căn hộ dịch vụ là loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ và các dịch vụ tiện ích như khách sạn. Thông thường, căn hộ dịch vụ được thiết kế và trang bị đầy đủ nội thất, bao gồm bếp, phòng tắm, và không gian sinh hoạt, giống như một căn hộ thông thường.
Căn hộ studio là gì?
Căn hộ studio (hay còn gọi là căn hộ một phòng) là loại hình căn hộ nhỏ gọn, trong đó không gian sống được thiết kế mở, thường bao gồm một phòng ngủ, phòng khách và bếp trong cùng một không gian mà không có vách ngăn.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh được quy định tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, bao gồm:
(1) Nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai.
(2) Công trình xây dựng có sẵn, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, bao gồm công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp.
(3) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định tại khoản (2)
(4) Quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
(5) Dự án bất động sản.
Căn hộ dịch vụ là gì? Căn hộ studio là gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ mới nhất hiện nay?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ, tuy nhiên, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ dịch vụ
Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với nhu cầu nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đặt cọc được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đặt cọc được quy định như sau:
(1) Bên đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
(2) Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
- Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
- Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?