Căn cứ vào yếu tố nào để cấp quyền vận chuyển hàng không? Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm các loại hợp đồng nào?
Pháp luật quy định về thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không như thế nào?
Cấp quyền vận chuyển hàng không
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không như sau:
- Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
+ Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
+ Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng.
- Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ, ngoài các tài liệu tại khoản 1 Điều này, thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản của quốc gia hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, thẩm định việc cấp hoặc không cấp quyền vận chuyển hàng không. Trong trường hợp không cấp quyền vận chuyển hàng không, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
-Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Căn cứ vào yếu tố nào để cấp quyền vận chuyển hàng không?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về căn cứ cấp quyền vận chuyển hàng không như sau:
- Nhu cầu thị trường:
+ Đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó;
+ Đối với các đường bay đang khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp căn cứ kết quả khai thác trên các đường bay này tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
- Khả năng của hãng hàng không:
+ Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực;
+ Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
- Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế:
+ Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
+ Sự phát triển ổn định và hợp lý của các đường bay;
+ Cân đối vận tải hàng không giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không;
+ Phân bổ tải cung ứng hợp lý cho các hãng hàng không Việt Nam trên mạng đường bay,
Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm các loại hợp đồng nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về các loại hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không như sau:
- Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm các loại hợp đồng sau:
+ Hợp đồng liên danh;
+ Hợp đồng khác mà đối tượng trực tiếp là việc khai thác, sử dụng quyền vận chuyển hàng không.
- Hợp đồng liên danh là hợp đồng trong đó có nội dung hãng hàng không sử dụng số hiệu chuyến bay của mình trên chuyến bay do hãng hàng không khác khai thác tại Việt Nam.
- Yêu cầu đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm:
+ Hợp đồng phải có điều khoản quy định chỉ có hiệu lực sau khi được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
+ Các hãng hàng không tham gia hợp đồng có các quyền vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng; việc phê duyệt hợp đồng phải đảm bảo quyền lợi chung của Việt Nam, của hãng hàng không Việt Nam;
+ Đối với hoạt động liên danh giữa các hãng hàng không nước ngoài trên các đường bay đến và đi từ Việt Nam, các hãng hàng không nước ngoài phải đệ trình lịch bay liên danh đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét phê duyệt theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Như vậy, theo như quy định trên hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm 2 loại hợp đồng đó là loại hợp đồng liên danh và các loại hợp đồng khác mà đối tượng trực tiếp là việc khai thác, sử dụng quyền vận chuyển hàng không.
Tải về mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?