Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu thì đơn vị kiểm tra cần chuẩn bị những gì?
Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về kế hoạch kiểm tra định kỳ như sau:
Lập, Điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
1. Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm sau trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Danh sách các đơn vị được kiểm tra, dự án/kế hoạch mua sắm (nếu có) sẽ tiến hành kiểm tra;
b) Thời gian thực hiện kiểm tra;
c) Phạm vi và nội dung kiểm tra;
d) Đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có).
2. Trường hợp cần Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
3. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ của các cơ quan kiểm tra ở địa phương) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
Theo quy định trên thì kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu cần đảm bảo những nội dung như sau:
(1) Danh sách các đơn vị được kiểm tra, dự án/kế hoạch mua sắm (nếu có) sẽ tiến hành kiểm tra;
(2) Thời gian thực hiện kiểm tra;
(3) Phạm vi và nội dung kiểm tra;
(4) Đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có).
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu thì đơn vị kiểm tra cần chuẩn bị những gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu thì đơn vị kiểm tra cần chuẩn bị những gì?
Theo Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT thì dựa vào kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu, đơn vị kiểm tra sẽ chuẩn bị cho việc kiểm tra như sau:
(1) Khảo sát để lập chương trình kiểm tra cụ thể, bao gồm:
- Liên hệ với đơn vị được kiểm tra để thu thập thông tin, tài liệu ban đầu về chủ đầu tư, bên mời thầu; dự án, dự toán mua sắm, gói thầu dự kiến kiểm tra;
- Xác định thành viên tham gia của đơn vị phối hợp (nếu có);
- Xác định thành phần của Đoàn kiểm tra.
(2) Lập, trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Quyết định kiểm tra.
(3) Lập, trình Trưởng đoàn kiểm tra phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi Tiết sau khi có Quyết định kiểm tra.
Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trình kế hoạch kiểm tra chi tiết lên người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
Kế hoạch kiểm tra chi Tiết được lập theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT, trong đó bao gồm các nội dung sau:
- Căn cứ thực hiện kiểm tra;
- Đơn vị được kiểm tra;
- Mục đích của cuộc kiểm tra;
- Nội dung và phạm vi kiểm tra;
- Thành phần Đoàn kiểm tra;
- Thời gian, địa Điểm và chương trình kiểm tra;
- Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;
- Cách thức kiểm tra.
*Tải mẫu Mẫu số 2 Phụ lục 1: TẢI VỀ
(4) Xây dựng đề cương báo cáo theo:
- Mẫu số 3A đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà thầu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT. TẢI VÊ
- Mẫu số 3B đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT. TẢI VỀ
Các mẫu báo cáo được dùng làm cơ sở cho đơn vị được kiểm tra lập báo cáo về hoạt động đấu thầu cần kiểm tra.
(5) Thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT cho đơn vị được kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan đến việc kiểm tra, nếu có (kèm theo kế hoạch kiểm tra chi Tiết và đề cương báo cáo).
Văn bản thông báo được gửi cho đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối thiểu là 10 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
*Tải Mẫu số 4 Phụ lục 1: TẢI VỀ
(6) Lập dự toán kinh phí cho Đoàn kiểm tra trên cơ sở Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu.
Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu sẽ do cơ quan nhà nước nào phê duyệt?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, tổ chức kiểm tra trên phạm vi cả nước đối với các hoạt động đấu thầu được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
c) Phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ, Quyết định kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu thuộc các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và hoạt động đấu thầu tại các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện kiểm tra;
d) Quyết định biện pháp xử lý sau kiểm tra (nếu có);
đ) Tổng hợp tình hình thực hiện giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu hàng năm trên phạm vi cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Cục Quản lý đấu thầu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và các cuộc kiểm tra hoạt động đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
Như vậy, kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?