Cần cử bao nhiêu người thực hiện trinh sát đám cháy đối với đám cháy lớn có diễn biến phức tạp?
- Cần cử bao nhiêu người thực hiện trinh sát đám cháy đối với đám cháy lớn có diễn biến phức tạp?
- Khi đồng thời thực hiện trinh sát đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy thì người chỉ huy phải bố trí đội hình, phương tiện như thế nào?
- Có phải bảo vệ hiện trường ngay sau khi dập tắt được đám cháy không?
Cần cử bao nhiêu người thực hiện trinh sát đám cháy đối với đám cháy lớn có diễn biến phức tạp?
Cần cử bao nhiêu người thực hiện trinh sát đám cháy đối với đám cháy lớn có diễn biến phức tạp? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 140/2020/NĐ-CP quy định về trinh sát đám cháy như sau:
Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn
1. Khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn, nếu diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn không phức tạp, người chỉ huy có thể trực tiếp quan sát để quyết định các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp.
Trường hợp xét thấy đám cháy, sự cố, tai nạn có diễn biến phức tạp thì người chỉ huy phải thành lập tổ trinh sát có tối thiểu từ 03 cán bộ, chiến sĩ trở lên để tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn. Khi cần phải tiến hành trinh sát nhiều hướng, nhiều khu vực khác nhau, người chỉ huy cần thành lập nhiều tổ trinh sát để nắm tình hình.
Trường hợp cần thiết, người chỉ huy có thể yêu cầu người am hiểu tình hình khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ.
...
Theo đó, nếu xét thấy đám cháy, sự cố, tai nạn có diễn biến phức tạp thì người chỉ huy phải thành lập tổ trinh sát có tối thiểu từ 03 cán bộ, chiến sĩ trở lên để tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn. Khi cần phải tiến hành trinh sát nhiều hướng, nhiều khu vực khác nhau, người chỉ huy cần thành lập nhiều tổ trinh sát để nắm tình hình.
Khi đồng thời thực hiện trinh sát đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy thì người chỉ huy phải bố trí đội hình, phương tiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 140/2020/NĐ-CP quy định về việc triển khai cứu nạn, cứu hộ tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn như sau:
Triển khai chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
2. Triển khai cứu nạn, cứu hộ tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn:
a) Trường hợp đồng thời tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, người chỉ huy phải nhanh chóng triển khai đội hình, bố trí phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp vào vị trí đã được xác định; quyết định phương pháp, biện pháp để nhanh chóng đưa người, phương tiện bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm;
b) Căn cứ vào tình hình, diễn biến của sự cố, tai nạn, người chỉ huy quyết định việc áp dụng các phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ cho phù hợp. Trường hợp có nhiều người bị nạn mà không thể đồng thời đưa tất cả ra khỏi nơi nguy hiểm thì người chỉ huy phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của từng người bị nạn, đặc điểm hiện trường sự cố, tai nạn, tình trạng, khả năng hoạt động của các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ để quyết định thứ tự ưu tiên người được cứu nạn.
...
Đối với trường hợp đồng thời tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy để cứu người, cứu tài sản, người chỉ huy phải nhanh chóng triển khai đội hình, bố trí phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp vào vị trí đã được xác định; quyết định phương pháp, biện pháp để nhanh chóng đưa người, phương tiện bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm.
Có phải bảo vệ hiện trường ngay sau khi dập tắt được đám cháy không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của người chỉ huy sau khi dập tắt đám cháy như sau:
Kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Sau khi đám cháy đã được dập tắt hoặc sự cố, tai nạn đã được xử lý, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra lại hiện trường vụ cháy, sự cố, tai nạn trước khi quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Báo cáo ngay tình hình, kết quả tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho chỉ huy cấp trên trực tiếp quản lý;
c) Tổ chức bàn giao người bị nạn, tài sản cứu được (nếu có);
d) Phân công cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp bảo vệ, khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn theo quy định;
đ) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lệnh cho các đơn vị tổ chức kiểm tra quân số, thu hồi phương tiện trở về đơn vị thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
...
Như vậy, ngay sau khi dập tắt đám cháy thì người chỉ huy chữa cháy cần phân công cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp bảo vệ hiện trường đám cháy để điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?