Cán cân thanh toán là gì? Cán cân thanh toán bao gồm những hạng mục chính nào theo Nghị định 16?
Cán cân thanh toán là gì?
Cán cân thanh toán (Balance of Payments - BOP) được hiểu là một bảng thống kê ghi lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm hoặc một quý). Nó phản ánh dòng tiền vào và ra khỏi quốc gia đó, giúp đánh giá mức độ ổn định kinh tế và khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia đó.
Cán cân thanh toán bao gồm tất cả các khoản thu (ví dụ như xuất khẩu, dịch vụ du lịch, tài trợ từ ngước ngoài) và các khoản chi (như nhập khẩu, chi phí du lịch của dân nước ngoài, tài trợ cho nước khác) của một quốc gia với thế giới trong khoảng thời gian đó.
Nếu tổng giá trị các khoản thu vượt qua tổng giá trị các khoản chi thì cán cân thanh toán của quốc gia đó sẽ dương và ngược lại, nếu tổng giá trị các khoản chi vượt qua tổng giá trị các khoản thu thì cán cân thanh toán sẽ âm. Cán cân thanh toán là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia và sự chênh lệch giữa các khoản thu và chi có thể ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ của quốc gia đó.
Lưu ý: Thông tin "Cán cân thanh toán là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP có định nghĩa về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là người cư trú và người không cư trú) được xác định theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTV ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013.
2. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
...
Theo đó, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán là gì? Cán cân thanh toán bao gồm những hạng mục chính nào theo Nghị định 16? (Hình từ Internet)
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những hạng mục chính nào theo Nghị định 16?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính, cụ thể sau đây:
(1) Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Nghị định 16/2014/NĐ-CP;
(2) Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị định 16/2014/NĐ-CP và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;
(3) Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định 16/2014/NĐ-CP;
(4) Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
(5) Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 25 Nghị định 16/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này:
a) Thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán định kỳ;
b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ và thời hạn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức thu nhận thông tin, số liệu và dự báo các hạng mục sau đây:
a) Chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân;
b) Vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối;
d) Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Các loại tiền và tiền gửi quy định tại Điều 24 Nghị định này;
e) Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
4. Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định của Nghị định này.
5. Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin cán cân thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật thống kê và pháp luật khác có liên quan.
6. Chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ có trách nhiệm chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?