Cán bộ Ủy ban nhân dân xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có bị khởi kiện trong vụ án hành chính không?
Cán bộ Ủy ban nhân dân xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có bị khởi kiện trong vụ án hành chính không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 quy định như sau:
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã có thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
Theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16-02-2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính, về tính xác thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản, về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, về nội dung của hợp đồng, giao dịch. Do đó, đây là hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nếu hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Quy định trên có nêu, khi thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính thì người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về:
- Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính, về tính xác thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản, về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch;
- Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, về nội dung của hợp đồng, giao dịch.
Do vậy, chứng thực bản sao từ bản chính là hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nếu hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Nói cách khác, cán bộ Ủy ban nhân dân xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có thể bị khởi kiện trong vụ án hành chính.
Cán bộ Ủy ban nhân dân xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có bị khởi kiện trong vụ án hành chính không? (hình từ internet)
Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính tại Ủy ban nhân dân xã thuộc về ai?
Theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
...
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
8. “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.
9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ có quyền chứng thực bản sao từ bản chính.
Quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
...
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã có các quyền và nghĩa vụ nêu trên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?