Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có trách nhiệm trong công việc như thế nào?
- Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có trách nhiệm trong công việc như thế nào?
- Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có ý thức tác phong và thái độ khi tiếp nhận hồ sơ như thế nào?
- Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo lợi dụng chức vụ để trục lợi thì phải nộp hồ sơ tại cơ quan nào để giải quyết?
Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có trách nhiệm trong công việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ, công chức trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BKHCN năm 2007, có quy định về trách nhiêm trong việc giải quyết công việc như sau:
Trách nhiệm trong việc giải quyết công việc
1. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
a) Đối chiếu hồ sơ với quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cụ thể người nộp hồ sơ (khi nhận trực tiếp) hoặc qua điện thoại (khi nhận hồ sơ qua bưu điện) để người nộp hồ sơ, tổ chức đề nghị công nhận khả năng kiểm định biết, bổ sung các giấy tờ liên quan.
b) Khi hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì phải tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong phiếu tiếp nhận hồ sơ ghi rõ các nội dung: đã nhận đủ hồ sơ, thời gian, địa điểm và hình thức giao nhận kết quả (trực tiếp hay qua đường bưu điện). Trường hợp nhận trực tiếp, phải thông báo các loại giấy tờ cần thiết mà người nhận phải mang theo.
c) Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về việc tiếp nhận hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có trách nhiệm trong công việc như sau:
- Đối chiếu hồ sơ với quy định của pháp luật, nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cụ thể người nộp hồ sơ khi nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại khi nhận hồ sơ qua bưu điện để người nộp hồ sơ, tổ chức đề nghị công nhận khả năng kiểm định biết, bổ sung các giấy tờ liên quan
- Khi hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì phải tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong phiếu tiếp nhận hồ sơ phải ghi rõ các nội dung: đã nhận đủ hồ sơ, thời gian, địa điểm và hình thức giao nhận kết quả (trực tiếp hay qua đường bưu điện); và khi nhận hồ sơ trực tiếp thì phải thông báo các loại giấy tờ cần thiết mà người nhận phải mang theo.
- Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về việc tiếp nhận hồ sơ.
Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có trách nhiệm trong công việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có ý thức tác phong và thái độ khi tiếp nhận hồ sơ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ, công chức trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BKHCN năm 2007, có quy định về thái độ, tác phong của cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ như sau:
Thái độ, tác phong của cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ
1. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải đeo thẻ công chức.
2. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải có thái độ niềm nở, tận tình giải thích và hướng dẫn những vấn đề mà tổ chức đề nghị công nhận khả năng kiểm định chưa hiểu.
3. Cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ không được có thái độ hách dịch, gây phiền hà, nhũng nhiễu, không được có các hành vi tiêu cực, lợi dụng quyền hạn để trục lợi.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo phải có những tác phòng và thái độ khi tiếp nhận hồ sơ sau đây:
- Tác phong: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải đeo thẻ công chức.
- Thái độ: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải có thái độ niềm nở, tận tình giải thích và hướng dẫn những vấn đề mà tổ chức đề nghị công nhận khả năng kiểm định chưa hiểu; cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ không được có thái độ hách dịch, gây phiền hà, nhũng nhiễu, không được có các hành vi tiêu cực, lợi dụng quyền hạn để trục lợi.
Cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo lợi dụng chức vụ để trục lợi thì phải nộp hồ sơ tại cơ quan nào để giải quyết?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ, công chức trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BKHCN năm 2007, có quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chịu trách nhiệm về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà hoặc có hành vi tiêu cực khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thì bị đình chỉ thực hiện công việc và tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chịu trách nhiệm các cán bộ trong việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo lợi dụng chức vụ để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?