Cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
- Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
- Cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
- Kinh phí tổ chức kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định ra sao?
Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 82/2021/TT-BCA quy định tiêu chuẩn của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tiêu chuẩn của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
1. Có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đạt yêu cầu.
3. Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
a) Tối thiểu 05 năm đối với cán bộ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Tối thiểu 03 năm đối với cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
Đối chiếu quy định trên, như vậy, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đạt yêu cầu.
- Có thời gian thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
+ Tối thiểu 05 năm đối với cán bộ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Tối thiểu 03 năm đối với cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
Cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
Cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 82/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nhiệm vụ của cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý về các nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Nắm tình hình, thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo lĩnh vực, loại hình dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý;
c) Hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra để nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Đề xuất ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, hợp tác quốc tế trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy khi được phân công.
3. Nắm tình hình, phối hợp, hỗ trợ trong công tác: Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; điều tra nguyên nhân vụ cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới được phân công thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
Theo đó, cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Kinh phí tổ chức kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 82/2021/TT-BCA quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo tổ chức tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Kinh phí biên soạn, phát hành tài liệu tập huấn, tổ chức tập huấn, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được bố trí trong dự toán kinh phí thường xuyên của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
Như vậy, Kinh phí tổ chức kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được bố trí trong dự toán kinh phí thường xuyên của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?