Cán bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội có được thu tiền dịch vụ người được bảo trợ xã hội hay không? Chính sách trợ giúp xã hội được triển khai thực hiện theo nguyên tắc nào?
Chính sách trợ giúp xã hội được triển khai thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, chính sách trợ giúp xã hội được triển khai thực hiện phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp xã hội (Hình từ Internet)
Cán bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội có được thu tiền dịch vụ người được bảo trợ xã hội hay không?
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ không đầy đủ các loại hồ sơ cơ bản của đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ các loại hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
c) Cấp không đủ hoặc cấp không bảo đảm chất lượng vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường; vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiện hành.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Không cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiện hành.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội sai mục đích;
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện về môi trường, y tế, vệ sinh, cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên;
d) Không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở hoạt động mà không đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở hoạt động mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cán bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội không được thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật.
Hành vi thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Khoản thu trái phép đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật được xử lý như thế nào?
Theo điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này;
...
Như vậy, khoản tiền dịch vụ mà cán bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội đã thu trái quy định buộc phải hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?