Cán bộ lãnh đạo cấp huyện được xin từ chức trong các trường hợp nào? Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như thế nào?
- Cán bộ lãnh đạo cấp huyện được xin từ chức trong các trường hợp nào?
- Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ từ chức của cán bộ lãnh đạo cấp huyện bao gồm những gì?
- Việc bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện sau khi từ chức được thực hiện như thế nào?
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện được xin từ chức trong các trường hợp nào?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008).
Căn cứ vào Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo cấp huyện được xin từ chức trong các trường hợp sau đây:
- Không đủ sức khỏe;
- Không đủ năng lực, uy tín;
- Theo yêu cầu nhiệm vụ;
- Vì lý do khác.
Bên cạnh đó, Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ do Bộ Chính trị ban hành quy định về căn cứ xem xét từ chức như sau:
- Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
+ Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
+ Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
+ Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện được xin từ chức trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 do Bộ Chính trị ban hành quy định về quy trình xem xét từ chức như sau:
Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức
1. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
3. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi có đủ căn cứ từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 2: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Bước 3: Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Hồ sơ từ chức của cán bộ lãnh đạo cấp huyện bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 9 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 do Bộ Chính trị ban hành quy định về hồ sơ từ chức như sau:
Hồ sơ miễn nhiệm, từ chức
1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
2. Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.
Như vậy hồ sơ từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện bao gồm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.
Việc bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện sau khi từ chức được thực hiện như thế nào?
Việc bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện sau khi từ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 do Bộ Chính trị ban hành như sau:
- Cán bộ sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?