Cán bộ công đoàn không chuyên trách có được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn không?
Cán bộ công đoàn không chuyên trách có được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
"Điều 24. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp."
Như vậy theo quy định trên thì cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định trên và được người sử dụng lao động trả lương.
Cán bộ công đoàn
Cán bộ công đoàn sẽ được nhận những khoản phụ cấp gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn, bao gồm:
1. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với người giữ chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở; chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với người được bố trí kiêm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở."
Về mức độ phụ cấp được quy định cụ thể tại Chương II và Chương III Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021.
Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của công đoàn cùng cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn và hàng năm phải được dự toán, quyết toán công khai, minh bạch, đủ thủ tục, chứng từ theo quy định.
2. Cán bộ công đoàn tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm ban chấp hành cấp cao nhất. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh có chế độ phụ cấp trách nhiệm chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất.
3. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công đoàn trong Quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Cán bộ công đoàn khi thôi giữ chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm từ tháng tiếp theo.
5. Công đoàn cấp cơ sở, được sử dụng tối đa 45% số đoàn phí công đoàn được để lại tại công đoàn cơ sở để chi lương (nếu có cán bộ công đoàn chuyên trách) và chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở; mức chi do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định trên cơ sở cân đối nguồn thu; phù hợp với mức chi phụ cấp của cơ quan chuyên môn đồng cấp (nếu có); tối đa không vượt quá mức chi tại quy định này và phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?