Cán bộ, công chức Tòa án có được tùy tiện mang hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan không? Quy tắc ứng xử khi thực hiện tiếp công dân của cán bộ, công chức Tòa án là gì?
Cán bộ, công chức Tòa án có được tùy tiện mang hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Quyết định 1253/2008/QĐ-TANDTC về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định như sau:
Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết, xét xử các loại vụ án
...
2. Những việc cán bộ, công chức Tòa án không được làm:
a) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết, xét xử vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
b) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết, xét xử vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
c) Đem hồ sơ vụ án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hoặc sao chụp hồ sơ tài liệu nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
d) Thực hiện không đúng quy định về việc tiếp bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết, xét xử;
đ) Tiếp xúc, gặp gỡ bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình không có nhiệm vụ giải quyết, xét xử làm ảnh hưởng tới lòng tin và sự tôn trọng của nhân dân đối với cơ quan xét xử hoặc ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan và cá nhân cán bộ, công chức.
e) Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
f) Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ án; ra quyết định, bản án trái pháp luật; truy ép, gợi ý cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình hoặc của người khác;
g) Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của mình và của cán bộ, công chức khác thuộc ngành Tòa án và các ngành khác;
h) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, cán bộ, công chức Tòa án không được đem hồ sơ vụ án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hoặc sao chụp hồ sơ tài liệu nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Cán bộ, công chức Tòa án có được tùy tiện mang hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan không? (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử khi thực hiện tiếp công dân của cán bộ, công chức Tòa án là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1253/2008/QĐ-TANDTC quy định về ứng xử trong thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
Ứng xử trong thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Những việc cán bộ, công chức Tòa án phải làm:
a) Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Ứng xử có văn hóa, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của công dân khi họ đến khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật;
c) Thận trọng, khách quan khi tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị về những vụ việc có khiếu nại, tố cáo;
d) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Những việc cán bộ, công chức Tòa án không được làm:
a) Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo;
b) Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; truy ép hoặc gợi ý cho người khiếu nại, người tố cáo trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
c) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
Quy tắc ứng xử khi thực hiện tiếp công dân của cán bộ, công chức Tòa án như sau:
- Những việc cán bộ, công chức Tòa án phải làm:
a) Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Ứng xử có văn hóa, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của công dân khi họ đến khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật;
c) Thận trọng, khách quan khi tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị về những vụ việc có khiếu nại, tố cáo;
d) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Những việc cán bộ, công chức Tòa án không được làm:
a) Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo;
b) Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; truy ép hoặc gợi ý cho người khiếu nại, người tố cáo trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình;
c) Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
Những việc liên quan đến tham nhũng mà cán bộ, công chức Tòa án không được làm là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Quyết định 1253/2008/QĐ-TANDTC quy định về ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng của cán bộ, công chức Tòa án như sau:
Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng
....
2. Những việc cán bộ, công chức Tòa án không được làm:
a) Có hành vi tham nhũng theo quy định tại Điều 3, Luật phòng, chống tham nhũng;
b) Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, thông tin, tài liệu, báo cáo sai sự thật về công tác phòng, chống tham nhũng;
d) Có hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để tung tin thất thiệt, vu khống, gây rối, làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức;
đ) Có hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết các vụ việc và vụ án về tham nhũng;
g) Có hành vi tiết lộ các thông tin về hành vi tham nhũng cho các đối tượng đang bị tố giác để họ tìm cách đối phó.
Như vậy, những việc liên quan đến tham nhũng mà cán bộ, công chức Tòa án không được làm là:
a) Có hành vi tham nhũng theo quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 (được quy định lại tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).
b) Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, thông tin, tài liệu, báo cáo sai sự thật về công tác phòng, chống tham nhũng;
d) Có hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để tung tin thất thiệt, vu khống, gây rối, làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức;
đ) Có hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết các vụ việc và vụ án về tham nhũng;
g) Có hành vi tiết lộ các thông tin về hành vi tham nhũng cho các đối tượng đang bị tố giác để họ tìm cách đối phó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?