Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?

Cho tôi hỏi đối với công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng để cải tạo công trình hay không? Câu hỏi của anh T.N.T từ Quảng Bình.

Công trình tín ngưỡng là gì?

Định nghĩa về công tín ngưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.
2. Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo.
3. Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

Theo quy định trên thì công trình tín ngưỡng là các công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.

Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?

Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không? (Hình từ Interent)

Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?

Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng được quy định tại Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP như sau:

Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

Theo quy định trên thì khi tiến hành cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

Trường hợp có làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng và có ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì phải xin giấy phép xây dựng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng để cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh sẽ bao gồm những giấy tờ nào?

Tại khoản 1 Điều 58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc cải tạo công trình tín ngưỡng như sau:

Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...

Theo đó, căn cứ Điều 96 Luật Xây dựng 2014 quy định về hồ sơ đề nghị cải tạo công trình tín ngưỡng như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Bên cạnh đó, tại Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Từ các quy định trên thì hồ sơ đề nghị cải tạo công trình tín ngưỡng sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo công trình tín ngưỡng theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP TẢI VỀ.

(2) Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.

(3) Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi cải tạo.

(4) Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Công trình tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khôi phục công trình tín ngưỡng tôn giáo hiện nay được quy định ra sao? Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Pháp luật
Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình tín ngưỡng
2,969 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình tín ngưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình tín ngưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào