Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh là bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc: Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh trình độ cao đẳng là bao nhiêu? Mong nhận được phản hồi từ ban tư vấn pháp luật. - câu hỏi của chị Nhung (Tiền Giang)

Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào?

Cách xếp lương của chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được áp dụng tại Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).

Cụ thể, chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Mức lương cụ thể của hộ sinh trình độ cao đẳng là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương cụ thể của chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được xác định như sau:

Hệ số lương

Viên chức loại A0

Mức lương đến 31/6/2023

Mức lương từ 01/7/2023

Bậc 1

2,10

3.129.000

3.780.000

Bậc 2

2,41

3.590.900

4.338.000

Bậc 3

2,72

4.052.800

4.896.000

Bậc 4

3,03

4.514.700

5.454.000

Bậc 5

3,34

4.976.600

6.012.000

Bậc 6

3,65

5.438.500

6.570.000

Bậc 7

3,96

5.900.400

7.128.000

Bậc 8

4,27

6.362.300

7.686.000

Bậc 9

4,58

6.824.200

8.244.000

Bậc 10

4,89

7.286.100

8.802.000


hộ sinh trình độ cao đẳng

Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?

Theo tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.
Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường;

Đồng thời, tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng.

Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh.

Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm.

Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Hộ sinh trình độ cao đẳng
Hộ sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng lương ngành hộ sinh 2022 là bao nhiêu? Viên chức hộ sinh được xếp lương theo ngạch như thế nào?
Pháp luật
Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ sinh trình độ cao đẳng
11,543 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hộ sinh trình độ cao đẳng Hộ sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào