Cách xác định các kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là gì?
- Cách xác định các kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là gì?
- Chủ phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm có trách nhiệm như thế nào?
- Chủ phương tiện thủy nội địa có thể yêu cầu cơ quan nào hướng dẫn cách xác định kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện?
Cách xác định các kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là gì?
Phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định như sau:
Xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
1. Xác định các kích thước cơ bản của phương tiện
a) Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax), tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện;
b) Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax), tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất phương tiện;
c) Chiều cao mạn (ký hiệu D), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax;
d) Chiều chìm (ký hiệu d), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch dấu mớn nước an toàn ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
Xác định sức chở của phương tiện
a) Đối với phương tiện chở hàng: sức chở là trọng tải toàn phần (từ 1 tấn đến dưới 5 tấn) được xếp trực tiếp và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 100mm.
b) Đối với phương tiện chở người: sức chở là số người (từ 5 người đến 12 người đối với phương tiện không có động cơ; và dưới 5 người đối với phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực) xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 200mm.
Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều dày 25mm, chiều dài 250mm nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax; cách mép boong 100 mm đối với phương tiện chở hàng; cách mép boong 200 mm đối với phương tiện chở người.
Căn cứ trên quy định cách xác định các kích thước cơ bản, sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm như sau:
(1) Xác định các kích thước cơ bản của phương tiện
- Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax), tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện;
- Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax), tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất phương tiện;
- Chiều cao mạn (ký hiệu D), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax;
- Chiều chìm (ký hiệu d), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch dấu mớn nước an toàn ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
(2) Xác định sức chở của phương tiện
- Đối với phương tiện chở hàng: sức chở là trọng tải toàn phần (từ 1 tấn đến dưới 5 tấn) được xếp trực tiếp và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 100mm.
- Đối với phương tiện chở người: sức chở là số người (từ 5 người đến 12 người đối với phương tiện không có động cơ; và dưới 5 người đối với phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực) xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 200mm.
(3) Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều dày 25mm, chiều dài 250mm nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax; cách mép boong 100 mm đối với phương tiện chở hàng; cách mép boong 200 mm đối với phương tiện chở người.
Chủ phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 5 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định Chủ phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm có trách nhiệm sau đây:
- Đo các kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo qui định tại Điều 4 của Quyết định này. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đo và việc sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
- Kê khai điều kiện an toàn của phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Quyết định này.
- Có trách nhiệm duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này khi phương tiện hoạt động.
Chủ phương tiện thủy nội địa có thể yêu cầu cơ quan nào hướng dẫn cách xác định kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện?
Theo Điều 7 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm
Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) hoặc các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cho chủ phương tiện xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo yêu cầu của chủ phương tiện để lập bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thuỷ nội địa.
Căn cứ quy định trên thì chủ phương tiện thủy nội địa có thể yêu cầu các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) hoặc các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn cách xác định kích thước cơ bản, sức chở của phương tiện
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?