Cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như thế nào?
- Cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như thế nào?
- Trong thực hiện nhiệm vụ cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ được tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại đâu?
- Cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí khi nào?
Cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như thế nào?
Theo Điều 14 Quy chế quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2260/QĐ-BTC năm 2014 quy định như sau:
Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
1. Phải tuân thủ, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức bao gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Bộ luật lao động, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
3. Các quy định khác có liên quan.
Căn cứ trên quy định về cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như sau:
- Phải tuân thủ, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Phải gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;
- Ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức bao gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định tại Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, Bộ luật Lao động 2019, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
- Các quy định khác có liên quan.
Cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong thực hiện nhiệm vụ cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ được tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại đâu?
Theo Điều 15 Quy chế quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2260/QĐ-BTC năm 2014 quy định cách ứng xử của cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính với đối tượng thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ như sau:
Ứng xử với đối tượng thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ
1. Những việc cán bộ thanh tra phải làm: thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra; thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện; tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại nơi công sở hoặc nơi thanh tra.
2. Những việc cán bộ thanh tra không được làm: lợi dụng danh nghĩa cán bộ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, tiết lộ thông tin, tài liệu và nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
3. Các quy định khác có liên quan.
Theo đó, những công việc mà cán bộ thanh tra phải phải làm và không được làm bao gồm các công việc sau:
- Những việc cán bộ thanh tra phải làm:
+ Thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra;
+ Thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện;
+ Tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại nơi công sở hoặc nơi thanh tra.
- Những việc cán bộ thanh tra không được làm:
+ Lợi dụng danh nghĩa cán bộ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, tiết lộ thông tin, tài liệu và nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
- Các quy định khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong thực hiện nhiệm vụ cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ được tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại nơi công sở hoặc nơi thanh tra.
Cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí khi nào?
Theo Điều 16 Quy chế quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2260/QĐ-BTC năm 2014 quy định như sau:
Ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin, báo chí
1. Chỉ cung cấp thông tin khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
2. Phát ngôn, cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan thông tin, báo chí khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì cán bộ đoàn thanh tra ngành Tài chính chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan thông tin, báo chí khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chỉ cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?