Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?

Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con theo quy định hiện nay là gì? Nguyên nhân gây bệnh HIV và con đường lây truyền HIV như thế nào? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV như thế nào theo Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013?

Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con theo quy định hiện nay là gì?

Căn cứ tại Mục 5 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con gồm: 4 thành tố như sau:

1. Dự phòng sớm lây truyền HIV cho phụ nữ

2. Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

3. Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

4. Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho cặp mẹ và con sau sinh

- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ

- Khuyến khích trì hoãn quan hệ tình dục đối với thanh thiếu niên

- Thực hành tình dục an toàn

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai.

- Tư vấn xét nghiệm HIV

- Tư vấn thực hiện tình dục an toàn

- Chăm sóc thai nghén

- Tư vấn và xét nghiệm

- Đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch

- Điều trị DPLTMC

- Thực hành sản khoa an toàn

- Điều trị cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

- Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh

- Các dịch vụ can thiệp cho bà mẹ

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ phơi nhiễm

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ nhiễm HIV


Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?

Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiễm HIV/AIDS qua những con đường nào theo Quyết định 4568? Mẹ bị nhiễm HIV khi mang thai thì con có bị nhiễm không?

Căn cứ Mục 1 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định về HIV và con đường lây truyền HIV như sau:

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 type là HIV-1 và HIV-2.

AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

Đồng thời, tác nhân gây bệnh HIV là do:

- Bệnh do vi rút gây phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh.

- HIV có thể tồn tại ở trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ.

- Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

- Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV bị tiêu diệt. Ví dụ:

+ HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70o, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%...

+ Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.

Mẹ bị nhiệm HIV khi mang thai thì con có bị nhiễm không?

HIV lây truyền thông qua 3 đường:

- Quan hệ tình dục: có QHTD với người nhiễm HIV

- Đường máu: dùng chung các dụng cụ tiêm chích (đặc biệt đối với những người tiêm chích ma túy), xăm trổ qua da; có thể qua truyền máu (tại những nơi việc sàng lọc máu trước khi truyền không được tiến hành cẩn thận); có thể lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV...

- Từ mẹ sang con: em bé sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV có thể lây HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, lúc sinh và khi mẹ cho con bú.

Như vậy, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi em bé sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV có thể lây HIV từ mẹ trong quá trình mang thai.

Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS như thế nào theo Quyết định 4568?

Căn cứ tại Mục 4 Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:

Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ - con ban hành kèm Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 ngày 02/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:

Mẹ

Khi mang thai

AZT (Zidovudine) 300mg x 2lần/ngày, uống hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 cho đến khi chuyển dạ

Mẹ

Khi chuyển dạ

- NVP 200mg + AZT 600mg + 3 TC 150mg.

- Sau đó 12 giờ một lần AZT 300mg + 3TC 150mg cho đến khi đẻ.


Mẹ

Sau đẻ

AZT 300mg + 3TC 150 mg ngày 2 lần trong 7 ngày

Con

Ngay sau khi sinh

NVP liều đơn 6mg uống một lần ngay sau sinh + AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần

Con

Sau sinh


Tiếp tục AZT 4mg /kg uống 2 lần một ngày trong 4 tuần

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
Pháp luật
HIV/AIDS là gì? Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là nguyên tắc phòng, chống bệnh HIV/AIDS?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
96 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào