Cách ghi tờ khai thay đổi thông tin cư trú như thế nào? Khi thay đổi thông tin cư trú chủ hộ có cần phải điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu hay không?
Cách ghi tờ khai thay đổi thông tin cư trú như thế nào?
Theo đó, Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 mới nhất là Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA.
Theo đó, mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất là mẫu CT01.
>>> Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất là mẫu CT01.Tại đây.
Như vậy, cách ghi tờ khai thay đổi thông tin cư trú sẽ ghi như sau:
*Phần kính gửi: Ghi tên Cơ quan đăng ký cư trú.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
* Phần ghi các thông tin cá nhân bao gồm:
(1) Họ, chữ đệm và tên: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh) của người có sự thay đổi thông tin cư trú.
(2) Ngày, tháng, năm sinh: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh.
(3) Giới tính: Ghi rõ giới tính nam hoặc nữ
(4) Số định danh cá nhân: Ghi rõ số không tẩy xóa, và chính xác số trên CCCD.
(5) Số điện thoại liên hệ: Ghi số điên thoại cá nhân
(6) Email: ghi đầy đủ email cá nhân của người khai
(7) Họ, chữ đệm và tên chủ hộ: Cũng ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh)
(8) Mối quan hệ với chủ: Ghi rõ mối quan hệ với chủ hộ là gì (con,em,cháu,người thuê trọ...)
(9) Số định danh cá nhân của chủ hộ: Ghi rõ số không tẩy xóa, và chính xác số trên CCCD.
* Ghi phần nội dung đề nghị: là ghi thông tin về việc đề nghị cho thay đổi nơi cư trú từ nơi A sang nơi B hoặc đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...
* Ý kiến của chủ hộ:
Căn cứ theo phần giải thích tại mẫu thì việc áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20 Luật Cư trú 2020; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020 như sau:
Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
- Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
- Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
- Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
* Ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp
Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20 Luật Cư trú 2020; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020.
Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:
- Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
- Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
- Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
* Ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ:
Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.
Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
* Người kê khai:
Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai.
Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.
>>> Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01: Tại đây.
Cách ghi tờ khai thay đổi thông tin cư trú như thế nào? Khi thay đổi thông tin cư trú chủ hộ có cần phải điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu hay không? (Hình từ Internet)
Khi thay đổi thông tin cư trú chủ hộ có cần phải điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật cư trú 2020 về việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chủ hộ;
b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
...
Theo quy định trên thì khi thay đổi chủ hộ là một trong những trường hợp sẽ phải điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân.
Như vậy, khi thay đổi thông tin cư trú chủ hộ cần phải điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu.
Trình tự thực hiện điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi thay đổi chủ hộ như thế nào?
Căn cứ tại Quyết định 320/QĐ-BCA năm 2024 thì trình tự thực hiện điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi thay đổi chủ hộ như sau:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?