Các vi phạm của các loại phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ
- Mức phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
- Mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
- Mức phạt đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
- Mức phạt đối với người điều khiển xe đạp vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
- Các hình thức xử phạt bổ sung đối với các phương tiện vi phạm giao thông khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ
Mức phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Điểm r khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển ô tô vi phạm quy định về không sử dụng đền chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
[...]”
Điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm về việc lùi xe, quay đầu, dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
[...]”
Vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe máy vi phạm về việc tụ tập xe trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
[...]”
Điểm m khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
[...]”
Bên cạnh đó, điểm b và điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe máy vi phạm trong hầm đường bộ, như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
[...]
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
[...]”
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng không sử dụng đèn chiếu sáng khi chạy trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 7. Xử phạt người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
[...]”
Điểm a và điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng vi phạm trong hầm đường bộ, như sau:
“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
[...]
c) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
[...]”
Mức phạt đối với người điều khiển xe đạp vi phạm quy định về giao thông trong hầm đường bộ
Điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp không sử dụng đèn chiếu sáng khi chạy trong hầm đường bộ, cụ thể:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
[...]”
Các hình thức xử phạt bổ sung đối với các phương tiện vi phạm giao thông khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ
Bên cạnh bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông còn có thể bị xử phạt bổ sung trong những trường hợp sau:
- Đối với người điều khiển ô tô lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
- Đối với người điều khiển ô tô chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
- Đối với người điều khiển xe máy chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu gần mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
- Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng mà gây tai nạn giao thông mà gây tai nạn giao thông thì bị xử lý theo điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?