Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính bao gồm những Tổng cục nào?
- Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính bao gồm những Tổng cục nào?
- Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Các Tổng cục lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày nào?
Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính bao gồm những Tổng cục nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định cụ thể:
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Tài chính.
b) Thanh tra Sở Tài chính.
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là Tổng cục).
b) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
c) Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi chung là Cục thuộc Tổng cục).
d) Chi cục Thuế.
Theo đó, các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính bao gồm những sau:
Tổng cục Thuế;
Tổng cục Hải quan;
Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
Kho bạc Nhà nước (tương đương Tổng cục);
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (tương đương Tổng cục).
Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính (Hình từ Internet)
Các Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
Tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Cục trực thuộc.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
3. Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
4. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Cục trực thuộc (nếu có).
6. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
7. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các Tổng cục có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của các Tổng cục hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
- Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Cục trực thuộc (nếu có).
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của các Tổng cục.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Các Tổng cục lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày nào?
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
1. Thanh tra Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý, Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính và Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Như vậy, các Tổng cục lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý, Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính và các Tổng cục, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, các Tổng cục chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?