Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn?
- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn?
- Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có được cho thuê lại phần đất trên đất thuê không?
- Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp cho cơ quan nào?
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành, nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để được hướng dẫn về:
- Quy hoạch, bố trí ngành, nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích;
- Các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp thì liên hệ với ai để được hướng dẫn? (hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có được cho thuê lại phần đất trên đất thuê không?
Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được quy định tại Điều 22 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
1. Được sử dụng, gia hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; cho thuê lại phần đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và tài sản trên đất thuê theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng có trả tiền các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác theo quy định.
3. Ứng vốn hoặc góp vốn để xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật theo thoả thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
4. Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
5. Được hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
6. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và quyền lợi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Như vậy, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được cho thuê lại phần đất trên đất mà mình đã thuê.
Tuy nhiên, việc thuê lại đất trong cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện được nêu tại Điều 149 Luật Đất đai 2013 và pháp luật liên quan.
Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp cho cơ quan nào?
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được quy định tại Điều 23 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
1. Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); trường hợp quá thời hạn quy định phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gia hạn theo quy định.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với dự án đầu tư trong cụm công nghiệp; nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.
3. Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, quy định khác của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp cho cơ quan thống kê trên địa bàn, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công văn 1489 hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng?
- Sáp nhập xã: Căn cứ tính số lượng công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách theo tiêu chuẩn về quy mô dân số tại Công văn 4368?
- Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
- Giáo viên mầm non cốt cán có nhiệm vụ phải bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet đúng không? Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán?
- Quy định mới về những nguồn bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt? Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ?