Các tiêu chí để thực hiện bảo vệ, phát triển rừng sản xuất được quy định thế nào? Có được kết hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay không?
Thực hiện bảo vệ rừng sản xuất theo các tiêu chí gì?
Tại Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định việc bảo vệ rừng sản xuất theo 4 tiêu chí như sau:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng
+ Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
+ Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp 2017 và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, cụ thể Điều 38 như sau:
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
- Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
- Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp 2017, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y. Cụ thể Điều 40 như sau:
Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.
Các tiêu chí để thực hiện bảo vệ, phát triển rừng sản xuất được quy định thế nào? Có được kết hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Thực hiện phát triển rừng sản xuất theo các tiêu chí nào?
Tại Điều 27 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về phát triển rừng sản xuất như sau:
- Việc phát triển rừng sản xuất thực hiện theo nội dung được quy định sẵn tại Điều 48 Luật Lâm nghiệp 2017
- Tổ chức thực hiện phát triển rừng sản xuất thực hiện như sau:
+ Chủ rừng thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý rừng bền vững;
+ Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Các biện pháp lâm sinh áp dụng để phát triển rừng được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có được kết hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong rừng sản xuất hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định được phép kết hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong rừng sản xuất theo nội dung sau:
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
- Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?