Các phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động có phải thực hiện diễn tập định kỳ hay không?
- Các phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động có phải thực hiện diễn tập định kỳ hay không?
- Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nằm ngoài chuyên ngành không quy định khai báo thì phải xử lý như thế nào?
- Người sử dụng lao động phải thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động tại nơi làm việc định kỳ vào khoản thời gian nào?
Các phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động có phải thực hiện diễn tập định kỳ hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghi định 39/2016/NĐ-CP quy định về biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật như sau:
Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp
1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:
a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
2. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng được các nội dung như:
- Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
- Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
- Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
Các phương án xử lý sự cố kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được diễn tập định kỳ.
Các phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động có phải thực hiện diễn tập định kỳ hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nằm ngoài chuyên ngành không quy định khai báo thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về khai báo, Điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:
Khai báo, Điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
a) Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;
b) Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, khi có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
- Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;
- Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động phải thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động tại nơi làm việc định kỳ vào khoản thời gian nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc báo cáo tình hình tai nạn lao động tại nơi làm việc đối với người sử dụng lao động như sau:
Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
...
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau
Người sử dụng lao động có thể thực hiện báo cáo theo các hình thức như trực tiếp, fax, đường bưu điện hoặc thư điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?