Các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 phối hợp xây dựng văn bản theo những hình thức nào?
- Công tác xây dựng văn bản trong đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được quy định như thế nào?
- Các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 phối hợp xây dựng văn bản theo những hình thức nào?
- Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có thẩm quyền ký những văn bản nào?
- Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được Kiểm toán trưởng giao ký thay những văn bản nào?
Công tác xây dựng văn bản trong đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 về công tác xây dựng văn bản trong đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 như sau:
- Trưởng phòng chủ trì tổ chức việc xây dựng văn bản và báo cáo Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phụ trách xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
- Phó Kiểm toán trưởng được phân công phụ trách văn bản có trách nhiệm chỉ đạo phòng triển khai thực hiện theo kế hoạch; báo cáo Kiểm toán trưởng trước khi ký phát hành.
- Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến các phòng khác hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3, phòng chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp, trao đổi ý kiến với các phòng có liên quan.
Phòng phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến theo hình thức, nội dung và thời hạn theo yêu cầu của phòng chủ trì. Các ý kiến tham gia được tổng hợp và thể hiện trong hồ sơ của văn bản.
Các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 phối hợp xây dựng văn bản theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 phối hợp xây dựng văn bản theo những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021, các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 phối hợp xây dựng văn bản theo những hình thức sau:
(1) Đề nghị phòng phối hợp cử công chức, người lao động tham gia xây dựng văn bản. Người được cử là đại diện của phòng, có trách nhiệm thường xuyên báo cáo và xin ý kiến của Trưởng phòng trong quá trình tham gia xây dựng văn bản.
(2) Tổ chức họp lấy ý kiến các phòng có liên quan để xây dựng, hoàn thiện nội dung văn bản. Phòng chủ trì có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản cho các phòng phối hợp ít nhất 02 ngày làm việc trước khi tổ chức họp, trừ những văn bản gấp, văn bản mật được cung cấp tại cuộc họp.
Phòng được mời tham dự họp hoặc cử đại diện có đủ thẩm quyền đến họp, phát biểu ý kiến. Những ý kiến thảo luận phải được ghi biên bản và có chữ ký của người chủ trì cuộc họp. Trường hợp đại diện phòng được mời vắng mặt, phòng chủ trì có trách nhiệm gửi phần kết luận có liên quan cho phòng đó.
(3) Lấy ý kiến bằng văn bản của các phòng có liên quan để xây dựng, hoàn thiện nội dung văn bản.
Thời hạn lấy ý kiến ít nhất là 05 ngày làm việc, trừ trường hợp gấp theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3. Nếu quá thời hạn trả lời mà phòng được hỏi ý kiến không trả lời thì coi như đồng ý với nội dung xin ý kiến và phải chịu trách nhiệm về sự đồng ý đó.
(4) Gửi lấy ý kiến góp ý văn bản thông qua phần mềm hệ thống quản lý điều hành, địa chỉ email hoặc các ứng dụng nội bộ có tên miền của ngành sav.gov.vn: Nội dung và thời hạn thực hiện như khoản (3).
Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có thẩm quyền ký những văn bản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 về việc ký văn bản.
Kiểm toán trưởng có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, phân cấp quản lý và được ký thừa ủy quyền Tổng Kiểm toán nhà nước một số văn bản theo Quyết định riêng của Tổng Kiểm toán nhà nước cho từng đơn vị. Cụ thể:
(1) Các Quyết định;
(2) Văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3;
(3) Các văn bản trình, báo cáo Ban Cán sự, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng uỷ Kiểm toán nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
(4) Các văn bản theo phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; các văn bản ký Thừa lệnh Tổng Kiểm toán nhà nước; các Báo cáo kiểm toán do đơn vị chủ trì thực hiện; Thông báo kết quả kiểm toán; Thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
(5) Văn bản ủy quyền cho Phó Kiểm toán trưởng giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Kiểm toán trưởng;
(6) Văn bản về công tác tổ chức cán bộ;
(7) Văn bản khác Kiểm toán trưởng thấy cần thiết.
Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được Kiểm toán trưởng giao ký thay những văn bản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 thì Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được Kiểm toán trưởng giao ký thay những văn bản sau:
(1) Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được phân công phụ trách;
(2) Văn bản khác do Kiểm toán trưởng ủy quyền;
(3) Đối với các văn bản ký phát hành ra ngoài đơn vị, trước khi ký ban hành phải báo cáo Kiểm toán trưởng xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?