Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi nào sẽ được khoán chi từng phần?
- Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi nào sẽ được khoán chi từng phần?
- Quy trình thực hiện khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thế nào?
- Nhiệm vụ được khoán chi từng phần thì các phần công việc nào được và không được giao khoán?
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi nào sẽ được khoán chi từng phần?
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi nào sẽ được khoán chi từng phần? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2014/NĐ-CP thì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước sẽ được khoán chi từng phần khi đó là các nhiệm vụ có tính rủi ro cao, không thể xác định được tiêu chí cụ thể của sản phẩm cuối cùng. Đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có từng phần công việc xác định được rõ nội dung, mục tiêu, yêu cầu, kết quả, kinh phí thực hiện; được hội đồng khoa học và công nghệ tuyển chọn, xét giao trực tiếp xác định thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần; được chủ nhiệm nhiệm vụ và cơ quan chủ trì chấp nhận;
- Dự toán phần công việc được khoán chi của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được tính đúng, tính đủ tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định hiện hành; trường hợp chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quyết định và chịu trách nhiệm;
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí.
Quy trình thực hiện khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2014/NĐ-CP thì quy trình và thủ tục khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước gồm các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện thuyết minh và dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Bước 2: Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó có quy định rõ phần công việc, kinh phí được khoán chi; việc ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Khoa học và công nghệ 2013;
Bước 3: Các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cấp tương ứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp kinh phí thực hiện theo nội dung, mục tiêu, yêu cầu và tiến độ của hợp đồng khoa học và công nghệ;
Bước 4: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được khoán chi từng phần được coi là hoàn thành sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ có văn bản xác nhận kết quả nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên;
Bước 5: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thanh lý sau khi có văn bản xác nhận kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Nhiệm vụ được khoán chi từng phần thì các phần công việc nào được và không được giao khoán?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC thì nhiệm vụ được khoán chi từng phần thì các phần công việc nào được và không được giao khoán gồm có:
* Các phần công việc được giao khoán
- Công lao động trực tiếp, gồm: công lao động cho các chức danh nghiên cứu; thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.
- Chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Hội thảo khoa học, công tác trong nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.
- Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).
- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu.
- Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Mua dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo; dịch vụ thuê ngoài; văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu.
- Các công việc khác liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ và không thuộc các phần công việc quy định tại khoản 3, Điều 7 Thông tư này.
* Các phần công việc không được giao khoán
- Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (vật liệu, hóa chất), phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu chưa được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, bao gồm:
+ Mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.
+ Thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu.
+ Khấu hao tài sản cố định.
+ Sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.
- Đoàn ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?