Các nghị quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH được các thành viên Hội đồng thông qua theo nguyên tắc nào?
Để tổ chức họp Hội đồng quản lý BHXH thì cần có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Căn cứ Điều 13 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về điều kiện tổ chức họp Hội đồng quản lý BHXH như sau:
Điều kiện tổ chức họp HĐQL BHXH
1. Cuộc họp của HĐQL BHXH được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên HĐQL BHXH dự họp.
2. Trường hợp không đủ số thành viên HĐQL BHXH theo quy định, cuộc họp của HĐQL BHXH phải được triệu tập lại trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày dự định họp HĐQL BHXH trước đó.
Theo đó, để tổ chức cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH thì cần phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng quản lý BHXH dự họp.
Trong trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH phải được triệu tập lại sau 07 ngày kể từ ngày dự định tổ chức họp trước đó.
Các nghị quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH được các thành viên Hội đồng thông qua theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 15 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 thì cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH được thực hiện theo các bước sau:
(1) Bộ phận thư ký, tổng hợp và chuyên môn Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung, tài liệu liên quan tới kỳ họp.
(2) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác các nội dung cần báo cáo Hội đồng quản lý BHXH và gửi cho Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH tổng hợp.
(3) Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH (hoặc người được ủy quyền) có trách nhiệm chủ trì toàn bộ cuộc họp theo nguyên tắc dân chủ, khách quan.
(4) Bộ phận thư ký và tổng hợp Văn phòng HĐQL BHXH tiến hành lập biên bản cuộc họp. Trong quá trình lập biên bản phải đảm bảo phản ánh trung thực khách quan diễn biến cuộc họp và kết luận của cuộc họp.
Biên bản được tổng hợp ý kiến tại cuộc họp và từ văn bản gửi trước và sau cuộc họp của các thành viên Hội đồng quản lý BHXH, làm cơ sở để Hội đồng quản lý BHXH ra nghị quyết, quyết định.
- Trường hợp Chủ tịch thấy cần thiết phải rà soát lại dự thảo nghị quyết và biên bản phiên họp, chậm nhất sau 3 ngày họp, Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH có trách nhiệm gửi đến các thành viên để xin ý kiến. Các thành viên gửi ý kiến tham gia cho Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH sau 3 ngày nhận được dự thảo để bộ phận thư ký hoàn thiện trình Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH ký thông qua biên bản.
- Trường hợp không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ kết luận của cuộc họp thành viên đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong nội dung biên bản. Biên bản cuộc họp phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Một số việc cần lưu ý:
(1) Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý BHXH không dự họp và ủy quyền cho cấp dưới dự họp thay thì người được ủy quyền có trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản lý BHXH ý kiến của thành viên Hội đồng quản lý BHXH đó tại cuộc họp.
(2) Người được ủy quyền dự họp không có quyền biểu quyết. Nếu biểu quyết bằng văn bản thì người được ủy quyền báo cáo thành viên Hội đồng quản lý BHXH biểu quyết bằng văn bản và gửi lại trong 3 ngày làm việc để bộ phận thư ký tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH ký nghị quyết.
Các nghị quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng quản lý BHXH được các thành viên Hội đồng thông qua theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 16 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về việc thông qua nghị quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng như sau:
Thông qua nghị quyết, quyết định của HĐQL BHXH
1. Việc thông qua nghị quyết, quyết định của HĐQL BHXH được thực hiện theo quy định và nghị định của Chính phủ theo nguyên tắc đa số tán thành và đồng ý của các thành viên HĐQL BHXH bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và phiếu biểu quyết qua ủy quyền.
2. Các nghị quyết, quyết định của HĐQL BHXH tại cuộc họp bất thường có giá trị hiệu lực như nghị quyết, quyết định của HĐQL BHXH tại cuộc họp định kỳ và chỉ được thông qua khi có đa số các thành viên HĐQL BHXH biểu quyết đồng ý bao gồm phiếu biểu quyết bằng văn bản và phiếu biểu quyết ủy quyền và thông báo tới toàn bộ các thành viên về nghị quyết, quyết định này.
Như vậy, việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý BHXH được thực hiện theo quy định và nghị định của Chính phủ theo nguyên tắc đa số tán thành và đồng ý của các thành viên Hội đồng quản lý BHXH bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và phiếu biểu quyết qua ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?