Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ ít nhất mấy lần trong một tháng? Trường hợp nào phải điều chỉnh kết quả phân loại?
Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ ít nhất mấy lần trong một tháng?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về thời điểm, trình tự phân loại nợ như sau:
Thời điểm, trình tự phân loại nợ
1. Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
...
Đối chiếu với quy định trên thì các ngân hàng thương mại phải thực hiện phân loại nợ ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng.
Ngoài thời điểm này thì ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ theo quy định nội bộ.
Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ ít nhất mấy lần trong một tháng? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ trong trường hợp nào?
Việc điều chỉnh kết quả phân loại nợ được quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN như sau:
Thời điểm, trình tự phân loại nợ
...
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tự phân loại và cung cấp cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
4. Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Theo đó, trong trường hợp kết quả tự phân loại nợ thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp thì ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
Ngoài ra, căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Các ngân hàng có phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông kết quả phân loại nợ không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 31/2024/TT-NHNN có quy định về báo cáo kết quả phân loại nợ như sau:
Báo cáo
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại Thông tư này.
3. Hằng năm, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng cổ phần), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, kết quả sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Theo đó, hằng năm, ngân hàng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng cổ phần), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, kết quả sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?