Các loại thuốc thử dùng để chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép có sử dụng dung dịch muối phốt phát hay không?
Bệnh herpesvirus trên cá chép là loại bệnh thường xảy ra trên những loại cá chép nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về những loại cá chép thường mắc bệnh herpesvirus như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Đặc điểm phân bố: Bệnh do KHV là bệnh truyền nhiễm, gây ra ở cá chép nuôi và cá chép cảnh như: Cyprinus carpio, C. carpio koi, C. carpio goi và các dòng cá chép lai. Bệnh đã được ghi nhận ở ít nhất 28 quốc gia. Tại Châu Âu, bệnh được báo cáo ở Romania, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Tại Châu Á, như Trung Quốc (Hồng Kông), Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Bệnh cũng được báo cáo ở Nam Phi, Canada và Mỹ. Sự lưu hành của vi rút có thể còn ở nhiều quốc gia khác, tuy nhiên chưa có báo cáo rõ ràng.
Giai đoạn mẫn cảm: cá có thể nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn, tuy nhiên cá giống từ 2,5 g đến 6 g dễ nhiễm hơn cá lớn trên 230 g.
Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết: Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100 % trong quần thể và tỷ lệ chết từ 70 % đến 80 %, nhưng có thể gia tăng trên 90 %. Cá bị bệnh do KHV rất dễ bị nhiễm các tác nhân thứ cấp khác như ngoại ký sinh trùng: Argulus sp., Chilodonella sp., Cryptobia sp., Dactylogyrus sp., Gyrodactylus sp., Ichthyobodo sp., Ichthyophthirius sp., Trichodina sp., Flavobacterium columnare; vi khuẩn: Aeromonas sp., Pseudomonas sp.; nấm Achlya sp. Bệnh có liên quan đến nhiệt độ nước, xảy ra từ 16 °C đến 29 °C. Trong điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ chết giảm ở nhiệt độ dưới 16 °C hoặc nhiệt độ trên 30 °C.
Phương thức truyền lây: Vi rút KHV truyền lây theo chiều ngang, bệnh lây lan từ cá bệnh sang cá khỏe, từ môi trường nước và từ các vật chủ trung gian. Vi rút xâm nhập qua da, mang, đến các cơ quan nội tạng (thận, gan, lách và mô ruột), đồng thời gây ra các tổn thương tại các cơ quan này: sau đó, vi rút tấn công vào nhân, tế bào chất của tế bào vật chủ. KHV có khả năng tồn tại trong môi trường nước ít nhất 4 giờ.
..."
Theo đó, bệnh do KHV là bệnh truyền nhiễm, gây ra ở cá chép nuôi và cá chép cảnh như: Cyprinus carpio, C. carpio koi, C. carpio goi và các dòng cá chép lai.
Giai đoạn mẫn cảm: cá có thể nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn, tuy nhiên cá giống từ 2,5 g đến 6 g dễ nhiễm hơn cá lớn trên 230 g.
Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết: Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% trong quần thể và tỷ lệ chết từ 70% đến 80%, nhưng có thể gia tăng trên 90%.
Các loại thuốc thử dùng để chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép có sử dụng dung dịch muối phốt phát hay không? (Hình từ Internet)
Các loại thuốc thử dùng để chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép có sử dụng dung dịch muối phốt phát hay không?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất hai lần đã khử ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có DNAse và RNAse, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho lấy mẫu
3.1.1 Cồn (Ethanol), từ 70% đến 100%;
3.1.2 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS), pH 7,2 ± 0,2 (xem Phụ lục A);
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho PCR, realtime PCR;
3.2.1 Kít chiết tách ADN/ARN vi rút;
3.2.2 Kít nhân gen PCR, realtime PCR;
3.2.3 Nước tinh khiết, không có DNAse và RNAse.
3.2.4 Bột agarose, dung dịch TBE 10X;
3.2.5 Chất nhuộm gel (ví dụ: GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.2.6 Dung dịch nạp mẫu (Loading dye);
3.2.7 Thang chuẩn ADN;
3.2.8 Đoạn mồi (primers): thực hiện phản ứng PCR;
3.2.9 Đoạn mồi (primers) và đoạn dò (probe): thực hiện phản ứng realtime PCR;
3.2.10 Mẫu đối chứng: Mẫu đối chứng dương là mẫu có chứa ADN của vi rút KHV được chiết tách từ mẫu dương chuẩn. Mẫu đối chứng âm là mẫu nước không có DNAse và RNAse dùng để pha loãng các chất phản ứng."
Như vậy, trong số những loại thuốc thử dùng để chẩn đoán bệnh herpesvirus trên cá chép có sử dụng dung dịch muối đệm phốt phát.
Thành phần và các bước chuẩn bị muối đệm phốt pháp dùng để chẩn đoán bệnh herpesvirus như thế nào?
Theo Phục lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 6: Bệnh do Koi herpesvirus ở cá chép quy định về thành phần và các bước chuẩn bị dung dịch muối đệm phốt phát như sau:
"A Dung dịch muối đệm phốt phát pH ~ 7,2 (PBS).
A.1 Thành phần
Natri clorua (NaCl) 8g
Kali clorua (KCl) 0,2 g
Natri hydrophosphat (Na2HPO4) 1,15 g
Kali dihydrophosphat (KH2PO4) 0,2 g
Nước cất 1000 ml
A.2 Cách chuẩn bị
Hòa tan natri clorua, kali clorua, natri hydrophosphat và kali dihydrophosphat trong 1000 ml nước cất. Chỉnh pH trong khoảng 7,2 ± 0,2. Hấp 121 °C trong thời gian 15 phút, chia nhỏ và bảo quản ở 4 °C trong khoảng 3 tháng.
GHI CHÚ: Có thể sử dụng PBS thương mại và chuẩn bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất."
Theo đó, để điều chế dung dịch phốt phát cần sử dụng Natri clorua, Kali clorua, Natri hydrophosphat, Kali dihydrophosphat và nước cất.
Hòa tan natri clorua, kali clorua, natri hydrophosphat và kali dihydrophosphat trong 1000 ml nước cất. Chỉnh pH trong khoảng 7,2 ± 0,2. Hấp 121 °C trong thời gian 15 phút, chia nhỏ và bảo quản ở 4 °C trong khoảng 3 tháng để tạo nên dung dịch muối phốt phát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?