Các loại doanh nghiệp nào được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản?
Các loại doanh nghiệp nào được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Phá sản 2014 về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
a) Công ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo quy định trên, các loại doanh nghiệp được hành nghề quản lý thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:
+ Công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
Và điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý thanh lý tài sản gồm:
+ Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên.
+ Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
Quản lý, thanh lý tài sản (Hình từ Internet)
Trong hoạt động hành nghề thì doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP về nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề
1. Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong hoạt động hành nghề thì doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đồng thời doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản còn có nghĩa vụ báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
2. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên.
Trong đó nghiêm cấm hành vi thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Và nghiêm cấm tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?