Các khoản chi phí Điều tra tai nạn lao động tại nơi làm việc sẽ có ai chi trả và bao gồm những khoản chi phí nào?

Cho tôi hỏi các khoản chi phí Điều tra tai nạn lao động sẽ do ai thực hiện chi trả và các khoản chi phí đó sẽ bao gồm những khoản chi nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin trường hợp tai nạn lao động và thông tin người lao động đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh không? Câu hỏi của chị Tuyết từ Biên Hòa.

Các khoản chi phi Điều tra tai nạn lao động tại nơi làm việc sẽ do ai chi trả?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

Theo đó, các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả.

Đối với trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải thực hiện chi trả chi phí điều tra.

Các khoản chi phí Điều tra tai nạn lao động tại nơi làm việc sẽ có ai chi trả và bao gồm những khoản chi phí nào?

(Hình từ Internet)

Các khoản chi phí Điều tra tai nạn lao động mà người sử dụng lao động phải chi trả gồm những khoản nào?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về chi phí Điều tra tai nạn lao động như sau:

Chi phí Điều tra tai nạn lao động
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
...

Như vậy, các khoản chi phí Điều tra tai nạn lao động mà người sử dụng lao động phải chi trả gồm các khoản chi phí:

- Dựng lại hiện trường;

- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;

- Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);

- Khám nghiệm tử thi;

- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động;

- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Việc cung cấp thông tin trường hợp tai nạn lao động và thông tin người lao động đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động?

Căn cứ Điều 25 Nghi định 39/2016/NĐ-CP quy định về cung cấp thông tin về trường hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Cung cấp thông tin về trường hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở, gửi Sở Y tế trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sở Y tế tổng hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định, gửi Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Bộ Y tế gửi báo cáo tổng hợp về người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 7 đối với số liệu 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 02 năm sau đối với số liệu năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định này.

Từ quy định trên thì việc ung cấp thông tin về trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ do cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế và Bộ Y tế thực hiện.

Tai nạn lao động
Điều tra tai nạn lao động Tải về trọn bộ các văn bản về Điều tra tai nạn lao động hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn giao thông trên đường từ nhà đi tới chỗ làm có được xem là tai nạn lao động không?
Pháp luật
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan Công an nhân dân qua đời do tai nạn lao động thì được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Có bao nhiêu loại tai nạn lao động? Đó là những loại tai nạn lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
5,297 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động Điều tra tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động Xem toàn bộ văn bản về Điều tra tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào