Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định như thế nào? Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?

Hiện tôi và một số người bạn đang có kế hoạch lập trang web bán hàng hiệu như một trang web thương mại điện tử và đang tìm hiểu các quy định pháp lý liên quan. Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công thương quy định: "Chỉ các thương nhân đã đăng ký kinh doanh, các tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật mới được thiết lập website thương mại điện tử. Thông tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc quyết định thành lập của tổ chức phải được công bố rõ ràng trên trang chủ của website". Căn cứ theo quy định này: - Để có thể lập website thương mại điện tử, chúng tôi bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp? - Trang web của chúng tôi có phải đăng ký với Bộ Công thương? - Liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, tôi hiện là công chức nhà nước, còn bạn tôi là người nước ngoài chưa có quốc tịch Việt Nam, như thế, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tôi không thể đứng ra thành lập doanh nghiệp. Còn với trường hợp của bạn tôi, hiện pháp luật có cho phép người không cư trú đứng ra mở doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Nếu có thì trình tự, thủ tục như thế nào?

Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử như sau:

- Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

- Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.

- Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.

Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn lập website chỉ để giới thiệu, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa thì doanh nghiệp hay cá nhân đều được phép thiết lập một cách bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp này của bạn phải thông báo website thương mại điện tử cho Bộ Công thương.

Về thủ tục thông báo thực hiện theo quy định tại Điều 8 đến Điều 12 Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Bên cạnh đó, nếu thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì buộc phải là thương nhân. Và thương nhân có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cũng được gọi là thương nhân. Trường hợp này phải đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định từ điều 14 đến điều 16 Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Thành lập website thương mại điện tử

Thành lập website thương mại điện tử

Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

+ Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

+ Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

+ Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Như vậy, Luật Việt Nam không có quy định về người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam trong bao lâu thì mới được thành lập công ty tại Việt Nam tuy nhiên người bạn của bạn phải có visa và đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

Chính sách về đầu tư kinh doanh như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh như sau:

- Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

- Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, người bạn của bạn có thể đầu tư, thành lập doanh nghiệp thông qua hình thức về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo quy định.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ thương mại điện tử là gì?
Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải là người tiêu dùng hay không?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bán hàng là gì? Người bán hàng trên website thương mại điện tử phải cung cấp thông tin nào?
Pháp luật
Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Pháp luật
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Pháp luật
Mẫu phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh đối với ngành thương mại điện tử là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Người học ngành thương mại điện tử hệ trung cấp phải sử dụng thành thạo các kỹ thuật nào sau khi tốt nghiệp?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
4,051 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào