Các gói tạo thành túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài như thế nào và được chứa những gì?
- Các gói tạo thành túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài như thế nào và được chứa những gì?
- Báo ngay cho công dân của Nước cử bị bắt biết những quyền mà họ được hưởng là nghĩa vụ của nhà chức trách Nước cử hay Nước tiếp nhận?
- Trong khi thi hành chức năng, viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên hệ với Nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận không?
Các gói tạo thành túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài như thế nào và được chứa những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 35 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Tự do liên lạc
1. Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục đích chính thức. Trong việc liên lạc với Chính phủ, với các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự khác của Nước cử đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin khi được Nước tiếp nhận đồng ý.
2. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
3. Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có lý do chính đáng để tin rằng túi có chứa những đồ vật khác ngoài thư từ, tài liệu hay các đồ vật nêu ở khoản 4 Điều này, thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có thẩm quyền của Nước cử mở túi trước mặt họ. Nếu các nhà chức trách Nước cử từ chối yêu cầu thì túi sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát.
4. Các gói tạo thành túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.
...
Theo đó, các gói tạo thành túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Báo ngay cho công dân của Nước cử bị bắt biết những quyền mà họ được hưởng là nghĩa vụ của nhà chức trách Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận, với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền quy định tại Điều này.
Như vậy, báo ngay cho công dân của Nước cử bị bắt biết những quyền mà họ được hưởng là nghĩa vụ của nhà chức trách Nước tiếp nhận sau khi đã thông báo cho cơ quan lãnh sự biết trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của mình bị bắt.
Bên cạnh đó, nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt gửi cho cơ quan lãnh sự.
Trong khi thi hành chức năng, viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên hệ với Nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản b Điều 38 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc với nhà chức trách Nước tiếp nhận
Trong khi thi hành chức năng, viên chức lãnh sự có thể liên hệ với:
a) Nhà chức trách địa phương có thẩm quyền của khu vực lãnh sự.
b) Nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận nếu và trong chừng mực luật, quy định và tập quán của nước này hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
Theo đó, trong khi thi hành chức năng, viên chức của cơ quan lãnh sự có thể liên hệ với Nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của Nước tiếp nhận nếu và trong chừng mực luật, quy định và tập quán của nước này hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?