Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán khi nào?
- Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định nào về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng?
- Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán khi nào?
- Đối với website có chức năng đặt hàng trực tuyến người bán có phải có cơ chế để khách hàng bày tỏ sự đồng ý riêng với điều kiện giao dịch chung không?
Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định nào về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể các quy định về:
- Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng;
- Xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin;
- Sử dụng thông tin cá nhân;
- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân;
- Kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân.
Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến như sau:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến
....
2. Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng:
....
đ) Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu;
e) Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật kế toán;
g) Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng phải được cung cấp công cụ để theo dõi số dư thanh toán của mình trên hệ thống.
Như vậy, các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật kế toán khi tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình.
Lưu ý số 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng.
Lưu ý số 2: Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website thương mại điện tử bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
Các đối tượng sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán khi nào? (Hình từ Internet)
Đối với website có chức năng đặt hàng trực tuyến người bán có phải có cơ chế để khách hàng bày tỏ sự đồng ý riêng với điều kiện giao dịch chung không?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thông tin về điều kiện giao dịch chung:
Thông tin về điều kiện giao dịch chung
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:
a) Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;
b) Chính sách kiểm hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;
c) Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;
d) Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;
đ) Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.
2. Các điều kiện giao dịch chung phải có màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịch chung đó và ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt.
3. Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?