Các đề án sáp nhập xã đã được thẩm định trình Chính phủ trước ngày Nghị quyết 35 có hiệu lực có tiếp tục xem xét không?
Các đề án sáp nhập xã đã được thẩm định trình Chính phủ trước ngày Nghị quyết 35 có hiệu lực có tiếp tục xem xét không?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định:
Áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp
1. Đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết này đã được đưa vào phương án tổng thể và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương thì được áp dụng các chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết này.
2. Trong thời gian cấp có thẩm quyền chưa công nhận đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chí, tiêu chuẩn, danh hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 19 của Nghị quyết này thì việc thực hiện chế độ, chính sách của các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị quyết này.
3. Các chương trình, dự án đầu tư công đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Các chương trình, dự án đầu tư công đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn hằng năm trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Các chương trình, dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
4. Các đề án về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có liên quan đến các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030 đã được thẩm định, trình Chính phủ trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 24 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2023.
Như vậy, các đề án sáp nhập xã có liên quan đến các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030 đã được thẩm định, trình Chính phủ trước ngày 19/07/2023 sẽ tiếp tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Các đề án sáp nhập xã đã được thẩm định trình Chính phủ trước ngày Nghị quyết 35 có hiệu lực có tiếp tục xem xét không? (hình từ Internet)
Phụ lục Đề án sáp nhập xã gồm những thông tin, tài liệu gì theo Nghị quyết 1211?
Theo Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15) thì đề án sáp nhập xã gồm có năm phần và phụ lục như sau:
(1) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
(2) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
(3) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
(4) Phần thứ tư: đánh giá tác động và định hướng phát triển của đơn vị hành chính, sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính.
(5) Phần thứ năm: kết luận và kiến nghị;
(6) Phụ lục kèm theo đề án gồm:
- Biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu;
- Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Hồ sơ đề án phân loại đô thị;
- Hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có)
Như vậy, phụ lục kèm theo Đề án sáp nhập xã gồm những thông tin tài liệu nêu trên.
Sáp nhập xã trước khi bỏ huyện theo định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy tại Kết luận 126 đúng không?
Theo Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về Nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có nêu:
3. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
- Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.
- Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
...
Như vậy, tại Kết luận 126 năm 2025 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành không nêu rõ sẽ thực hiện sáp nhập xã trước khi bỏ huyện khi định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mà chỉ nêu sẽ nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp huyện đồng thời xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới.
Ngoài ra, giao cho các cơ quan có trách nhiệm thực hiện đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xe tải chở hàng có được phép lùi xe ở đường một chiều không? Người lái xe tải chở hàng lùi xe ở đường một chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
- Dự án công trình điện lực khẩn cấp gồm những dự án công trình nào? Thẩm quyền quyết định dự án công trình điện lực khẩn cấp?
- Tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Người thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở xã hội khi nào? Đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội?
- Trộm cắp điện có phải hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện? Trộm cắp điện bị phạt tiền như thế nào?