Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào? Chi phí thiết lập được quy định như nào?
Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào?
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
...
2. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:
a) Luồng đường thủy nội địa;
b) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
c) Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;
d) Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;
đ) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
e) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
g) Vật chướng ngại;
h) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);
i) Công trình khác.
...
Theo đó, các công trình trên đường thủy nội địa được quy định bên trên phải thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa.
Ngoài ra, các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:
- Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;
- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
- Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;
- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào?(Hình ảnh tử Internet)
Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;
- Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;
- Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;
- Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;
- Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
Những báo hiệu đường thủy nội địa nào phải thỏa thuận trước khi thiết lập?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
1. Báo hiệu sau đây phải thỏa thuận trước khi thiết lập
a) Báo hiệu luồng chuyên dùng;
b) Báo hiệu công trình quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 và quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này.
...
Theo đó, những báo hiệu đường thủy nội địa phải thỏa thuận trước khi thiết lập là:
- Báo hiệu luồng chuyên dùng;
- Báo hiệu công trình:
+ Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;
+ Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
+ Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
+ Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;
+ Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
+ Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;
+ Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?