Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay gồm các biện pháp nào?
- Việc đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm không?
- Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay gồm các biện pháp nào?
- Bên mua bảo hiểm cần thực hiện những gì để phòng chống gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Việc đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc đề phòng, hạn chế tổn thất trong kinh doanh bảo hiểm như sau:
Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
...
Căn cứ Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về trách nhiệm để phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm.
Theo đó, công tác đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
Trách nhiệm thực hiện công tác đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc về cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn bên mua bảo hiểm.
Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay gồm các biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay gồm các biện pháp nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất như sau:
Đề phòng, hạn chế tổn thất
...
2. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất sau đây:
a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đào tạo; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách về kinh doanh bảo hiểm;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
...
Theo quy định pháp luật nêu trên thì hiện nay doanh nghiệp bảo hiểm có một số biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau:
(1) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đào tạo; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách về kinh doanh bảo hiểm;
(2) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
(3) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
(4) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
Đối với bên mua bảo hiểm thì sẽ có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
Bên mua bảo hiểm cần thực hiện những gì để phòng chống gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ Điều 123 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về phòng chống gian lận bảo hiểm như sau:
Phòng, chống gian lận bảo hiểm
1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống gian lận bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm; trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm.
Theo đó, bên mua bảo hiểm phải chủ động tham gia vào công tác phòng chống gian lận bảo hiểm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/DHH/cong-ty-TNHH-co-duoc-kinh-doanh-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/pham-vi-doi-tuong-ap-dung-nghi-dinh-174.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nghi-dinh-174.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/kinh-doanh-bao-hiem-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/kinh-doanh-bao-hiem-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/kinh-doanh-bao-hiem-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/kinh-doanh-bao-hiem-10.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/kinh-doanh-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/dich-vu-bao-hiem-qua-bien-gioi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/280624/hop-dong-bao-hiem-9.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/240315/hoat-dong-kinh-doanh-bao-hiem.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?