Các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước Châu Phi căn cứ vào nghĩa vụ chung và cụ thể sẽ tập trung vào những nội dung nào?
- Các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước Châu Phi căn cứ vào nghĩa vụ chung và cụ thể sẽ tập trung vào những nội dung nào?
- Cam kết và nghĩa vụ các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước đã phát triển thực hiện Công ước tại Vùng Châu phi được quy định như thế nào?
- Các chương trình nào sẽ là phần quan trọng của chính sách quốc gia để phát triển bền vững cho các nước Châu Phi bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa?
Các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước Châu Phi căn cứ vào nghĩa vụ chung và cụ thể sẽ tập trung vào những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các cam kết và nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước thuộc các nước châu Phi.
...
2. Căn cứ vào các nghĩa vụ chung và cụ thể được đưa ra trong Điều 4 và 5 của Công ước, các Bên tham gia thuộc các nước Châu Phi sẽ tập trung vào:
a) Phân bổ nguồn tài chính cần thiết từ ngân sách quốc gia của mình, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mỗi nước và xây dựng các ưu tiên để chống sa mạc hoá và/hoặc hạn hán;
b) Duy trì và tăng cường cải cách hiện đang triển khai tiến tới phân cấp trách nhiệm và nguồn tài nguyên cũng như tăng cường sự tham gia của người dân địa phương và cộng đồng
c) Xác định và huy động các nguồn tài chính mới và bổ xung của quốc gia, tăng cường năng lực hiện có, được coi là một ưu tiên và các phương tiện hiện có để huy động nguồn tài chính trong nước.
Như vậy, các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước Châu Phi căn cứ vào nghĩa vụ chung và cụ thể sẽ tập trung vào những nội dung sau:
- Phân bổ nguồn tài chính cần thiết từ ngân sách quốc gia của mình, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mỗi nước và xây dựng các ưu tiên để chống sa mạc hóa và/hoặc hạn hán;
- Duy trì và tăng cường cải cách hiện đang triển khai tiến tới phân cấp trách nhiệm và nguồn tài nguyên cũng như tăng cường sự tham gia của người dân địa phương và cộng đồng
- Xác định và huy động các nguồn tài chính mới và bổ xung của quốc gia, tăng cường năng lực hiện có, được coi là một ưu tiên và các phương tiện hiện có để huy động nguồn tài chính trong nước.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Cam kết và nghĩa vụ các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước đã phát triển thực hiện Công ước tại Vùng Châu phi được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Cam kết và nghĩa vụ của các bên tham gia công ước thuộc các nước đã phát triển
1. Để hoàn thành các nghĩa vụ theo như các điều 4,6 và 7 của Công ước, các nước đã phát triển sẽ ưu tiên giúp các bên tham gia công ước của Châu Phi bằng việc:
a) Giúp các nước chống sa mạc hoá và/hoặc giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán bằng cách cung cấp và/hay tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn tài chính và các nguồn khác và áp dụng và sử dụng các công nghệ và kiến thức về môi trường thích hợp, như đã thoả thuận với nhau và phù hợp với các chính sách quốc gia, tập trung vào các chương trình giảm nghèo, coi đây là chiến lược quốc gia;
b) Tiếp tục phân bổ các nguồn lực và/hoặc tăng thêm nguồn lực để chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các tác động của hạn hán;
c) Giúp các nước tăng cường năng lực để hỗ trợ các nước cải thiện khung thể thế của mình cũng như năng lực khoa học công nghệ, thu thập thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển vì mục đích chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán.
2. Các Bên khác tham gia công ước có thể cung cấp, trên cơ sở tình nguyện, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến sa mạc hoá và/hoặc nguồn tài chính cho các Bên tham gia công ước của Châu Phi. Chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế.
Theo đó, cam kết và nghĩa vụ các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc các nước đã phát triển thực hiện Công ước tại Vùng Châu phi được quy định như trên.
Các chương trình nào sẽ là phần quan trọng của chính sách quốc gia để phát triển bền vững cho các nước Châu Phi bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Khung kế hoạch chiến lược để phát triển bền vững
1. Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần quan trọng của chính sách quốc gia để phát triển bền vững cho các nước Châu Phi bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.
2. Thực hiện quá trình thương thảo và tham gia của mọi cấp chính phủ, người dân địa phương, các cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ để chỉ đạo chiến lược và lập kế hoạch phù hợp nhằm tối đa thu hút được người dân địa phương và cộng đồng tham gia. Nếu thấy cần thiết thì các cơ quan hỗ trợ song và đa phương có thể tham gia theo yêu cầu của mỗi thành viên tham gia Công ước.
Như vậy, các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần quan trọng của chính sách quốc gia để phát triển bền vững cho các nước Châu Phi bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?