Các bên có được lựa chọn hòa giải viên khi tham gia hòa giải thương mại hay không? Vậy việc lựa chọn hòa giải viên được quy định thế nào?
- Khi tham gia hòa giải thương mại các bên có được lựa chọn hòa giải viên hay không?
- Việc lựa chọn hòa giải viên thương mại được quy định ra sao?
- Trong quá trình hòa giải khi nào hòa giải viên thương mại được đưa ra đề xuất để giải quyết tranh chấp?
- Hòa giải viên thương mại bị cấm làm những việc gì? Có được tự ý chấm dứt thủ tục hòa giải hay không?
Khi tham gia hòa giải thương mại các bên có được lựa chọn hòa giải viên hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP trong hòa giải thương mại các bên tranh chấp có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải
1. Các bên tranh chấp có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
b) Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
c) Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;
d) Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;
đ) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
b) Thi hành kết quả hòa giải thành;
c) Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy các bên tranh cấp có quyền lựa chọn trình tự, thủ tục cũng như lựa chọn hòa giải viên thương mại.
Khi tham gia hòa giải thương mại các bên có được lựa chọn hòa giải viên hay không? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn hòa giải viên thương mại được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định:
Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
2. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
Theo đó thì hòa giải viên thương mại sẽ do các bên hỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
Trong quá trình hòa giải khi nào hòa giải viên thương mại được đưa ra đề xuất để giải quyết tranh chấp?
Về nội dung này tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải
1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Theo quy định trên thì tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
Hòa giải viên thương mại bị cấm làm những việc gì? Có được tự ý chấm dứt thủ tục hòa giải hay không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại gồm có:
- Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó không cấm hòa giải viên thương mại tự ý chấm dứt thủ tục hòa giải. Tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định:
Chấm dứt thủ tục hòa giải
Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
2. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
3. Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.
Như vậy khi xét thấy không cần tiếp tục thực hiện hòa giải, hòa giải viên thương mại có thể chấm dứt thủ tục hòa giải, nhưng chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?